Cẩm nang 25 Kỹ năng mà các lập trình viên Java cần có trong năm 2022

Ngày đăng: 10/01/2022   -    Cập nhật: 24/02/2022
Java là một ngôn ngữ lập trình nền tảng được sử dụng bởi phần lớn các lập trình viên. Đối với một lập trình viên Java thì bạn chỉ biết về ngôn ngữ thôi là chưa đủ. Bạn sẽ cần cả các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm để có thể làm việc một cách chuyên nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các kỹ năng hàng đầu mà một lập trình viên Java cần có để đạt được thành công trong ngành công nghệ thông tin.

Tại sao kỹ năng Java lại quan trọng ?

Kỹ năng về Java là quan trọng bởi hiện nay nó là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất. Mặc dù Java đã trải qua nhiều phiên bản cùng với sự tiến bộ của ngành lập trình, nó vẫn là một ngôn ngữ nền tảng và một phần không thể thiếu đối với với phần lớn các lập trình viên, kể cả khi có nhiều ngôn ngữ mới được ra mắt trong thế giới công nghệ thông tin.

Lập trình viên Java cần có những kỹ năng gì?

Các lập trình viên Java chịu trách nhiệm tạo ra kiến trúc chương trình cho các ứng dụng Java. Họ viết, phân tích, quản lý và kiểm thử code Java. Họ làm việc cùng các nhóm phát triển khác và cũng cần phải làm việc với các khách hàng để xác định các yêu cầu cụ thể đối với ứng dụng trước khi lập trình một hệ thống phần mềm hoàn chỉnh. Khi đã hoàn thành công việc code, các lập trình viên Java sẽ triển khai sản phẩm để đảm bảo rằng ứng dụng hoạt động chuẩn xác và đúng với các yêu cầu của khách hàng.
Sau đây là các kỹ năng mà một lập trình viên Java cần phải có để có thể trở thành một ứng cử viên có sức cạnh tranh trong ngành công nghệ thông tin:

 

Các kỹ năng chuyên môn

Các lập trình viên Java cần có kỹ năng chuyên môn tốt để có thể làm việc  một cách hiệu quả. Sau đây là các kỹ năng hàng đầu của một lập trình viên Java:

1. Hiểu biết về các hệ thống Java (bao gồm cả các phiên bản cập nhật)

Từ khi ra mắt vào khoảng năm 2000, Java cập nhật hệ thống của họ cứ vài năm một lần. Và thời gian gần đây, các bản cập nhật sẽ được ra mắt mỗi 6 tháng. Các lập trình viên phải biết về hệ thống ít nhất là từ phiên bản Java 8 và cần phải thành thạo về các phiên bản gần đây nhất.

2. Các kỹ năng Java Core

Để có thể làm lập trình viên Java, bạn sẽ phải có kiến thức về các kỹ năng Java cơ bản sau:
  • Lập trình hướng đối tượng (OOP): Kỹ năng Java cơ bản này được sử dụng để kết hợp các đối tượng nhằm tăng cường độ an toàn và tính ổn định cho code.
  • Kỹ năng về mẫu hình thiết kế (design patterns) : Mẫu hình thiết kế là các bản thiết kế kỹ thuật của code để giúp giải quyết các bài toán trong một module phát triển phần mềm.
  • Các lớp trừu tượng: Trừu tượng được sử dụng trong OOP để đơn giản hoá công việc code. Các lập trình viên cũng sử dụng một giao diện Java cho code nâng cao.
  • Tuần tự hoá: Là quá trình chuyển đổi các thành các dãy nhị phân để vận chuyển các đối tượng giữa các máy ảo Java.

3. Các công cụ dựng của Java

Lập trình viên sử dụng các công cụ dựng của Java để tự động hoá các ứng dụng mã nguồn. Một vài công cụ tiêu biểu thường được sử dụng đó là:
  • Apache
  • Sonatype
  • Gradle
  • Bazel
  • Nexus
  • CMake

4. Các thành phần EE trong Java

Các lập trình viên cần phải biết viết các ứng dụng phía máy chủ sử dụng công nghệ của các thành phần EE như Java Beans, Java Server Pages và Servlets.

5. Các công cụ kiểm thử Java

Các công cụ kiểm thử như TestNG và Selenium cho phép các lập trình viên Java làm việc qua nhiều giai đoạn kiểm thử. Một lập trình viên Java phải biết kiểm thử chương trình qua một cơ sở dữ liệu riêng biệt mà không sử dụng trình duyệt web để chạy ứng dụng.


Chú ýNếu bạn muốn học JAVA nhanh hơn, học trực tiếp với chuyên gia doanh nghiệp thì đăng ký ngay: KHÓA HỌC JAVA

6. Big data

Các lập trình viên sử dụng Java để lập trình stack (ngăn xếp) cho một lượng dữ liệu khổng lồ được lưu trữ trên các nền tảng đám mây. Các lập trình viên Java phải có kiến thức về các nền tảng Big data như Spark và Hadoop.

7. Machine learning/Trí tuệ nhân tạo

Lập trình viên Java có thể sử dụng cả 2 công nghệ này để xử lý một lượng lớn dữ liệu.

8. Máy ảo Java

Các lập trình viên Java sử dụng máy ảo để tải, thực thi và xác thực code hay để tạo ra một môi trường runtime.

9. Các container ứng dụng

Lập trình viên sử dụng các container ứng dụng để chạy các thành phần của một chương trình phần mềm. Các chương trình này bao gồm nhiều chức năng, Từ đăng nhập vào cơ sở dữ liệu đến xác mi8nh người dùng. Phần lớn các chuyên gia trong ngành sử dụng các container ứng dụng như JBoss hoặc Jetty.

10. GitHub

Các lập trình viên Java sử dụng Github để kiểm soát phiên bản code và theo dõi các thay đổi trong công việc của họ bao gồm code script, dữ liệu và diễn giải.

11. Các công nghệ web

Một lập trình viên phải hiểu được cách sử dụng các công nghệ web để kết nối từ hệ thống máy tính này sang các hệ thống máy tính khác bằng các ngôn ngữ markup như CSS, HTML hay JQuery.

12. Các nguyên tắc SOLID

SOLID là tên viết tắt của một bộ các nguyên tắc về lập trình hướng đối tượng với mục tiêu cải thiện chât lượng và bảo trì. SOLID có thể được chia thành các nguyên tắc:
  • Trách nhiệm đơn: Các lập trình viên nên tạo ra một lớp chỉ chịu trách nhiệm cho một item để tránh các vấn đề đan xen với nhau trong chương trình.
  • Mở-đóng: Các hàm, lớp và module nên có khả năng mở rộng nhưng không nên có khả năng tuỳ chỉnh được.
  • Nguyên tắc thay thế khả dĩ của Liskov: Nguyên tắc này khuyến khích các lập trình viên rằng các lớp phụ (subclasses) nên thay thế cho các lớp siêu (superclasses) liên quan.
  • Phân tách giao diện: Các lập trình viên nên tạo ra giao diện cụ thể cho từng đối tượng khách hàng để tránh các giao diện không phù hợp khi thiết kế chương trình.
  • Nguyên tắc đảo ngược phụ thuộc: Sử dụng nguyên tắc này nghĩa là các lập trình viên Java tạo ra các đối tượng phụ thuộc như các trừu tượng thay vì các item cụ thể. Một điểm nữa của nguyên tắc này đó là các module cấp cao không phải phụ thuộc vào các module cấp thấp.

13. Spring framework

Các lập trình viên Java ưa thích sử dụng Spring framework để xây dựng các ứng dụng Java bởi các quy trình của nó đã được đơn giản hoá và khả năng ưu việt trong object injection. Lập trình viên Java ở mọi cấp độ đều sử dụng framework này.

14. Android/Kotlin

Lập trình viên Java thường sử dụng Kotlin, một ngôn ngữ được dựa trên Java, để tạo ra các ứng dụng di động Android. Kotlin đã nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn trong ngành, đó là tại sao sẽ rất hữu ích khi các lập trình viên có kiến thức về ngôn ngữ này.

15. Các công cụ DevOps

Các quy trình DevOps tích hợp liên tục và triển khai là không thể thiếu đối với các lập trình viên Java. Các công cụ DevOps sau là rất quan trọng để có thể thăng tiến trong công việc:
  • Jenkins
  • Kubernetes
  • Docker
  • Chef
  • Maven

16. Các framework JavaScript nâng cao

Lập trình viên Java programmers cũng phải biết cách sử dụng các framework nâng cao như React hay Vue cho lập trình front-end.

17. Blockchain

Công nghệ này giúp các lập trình viên tạo ra một hệ thống an toàn hơn để tránh các xâm nhập từ bên ngoài. Một blockchain cũng có thể ghi lại tất cả các giao dịch trên một mạng máy tính.

Các kỹ năng mềm

Mặc dù các lập trình viên Java làm việc trong môi trường đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao, họ vẫn cần phải trau dồi các kỹ năng liên quan đến tự rèn luyện bản thân. Sau đây là các kỹ năng mềm mà một lập trình viên Java đòi hỏi phải có trong quá trình làm việc:

18. Làm việc nhóm

Các lập trình viên Java thường làm việc cùng với các lập trình viên phần mềm và các nhà thiết kế web để hoàn thành dự án. Họ cần pahri làm việc theo nhóm để thực hiện các tác vụ phức tạp cho các khách hàng sử dụng ngôn ngữ lập trình Java. Các lập trình viên cấp cao còn có trách nhiệm làm ra các bản hướng dẫn và script cho các lập trình viên khác và dẫn dắt nhóm thực hiện dự án.

19. Khả năng thích ứng

Bởi Java và các ngôn ngữ lập trình khác thường xuyên được cập nhật, Các lập trình viên Java cần phải nhanh chóng thích ứng và sẵn sàng thay đổi phương pháp làm việc.

20. Kỹ năng tổ chức

Lập trình viên Java có trách nhiệm tổ chức các ứng dụng Java và các chức năng cho kiến trúc phần mềm.

21. Quản lý thời gian

Lập trình viên Java cần phải ước lượng được thời gian cần thiết để lập trình từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành dự án. Một khi hạn chót đã được đưa ra, lập trình viên phải hoàn thành dự án trong khoảng thời gian đó.

22. Kỹ năng giao tiếp

Các lập trình viên đòi hỏi phải có thể giao tiếp được với nhau để hoàn thành một dự án quy mô lớn. Họ cũng phải giao tiếp với máy móc thông qua ngôn ngữ Java, do vậy đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có.

23.Kỹ năng giải quyết vấn đề

Các lập trình viên Java thường gặp lỗi hệ thống khi lập trình một phần mềm, khiến cho kỹ năng giải quyết vấn đề là cần thiết khi thực hiện dự án.

24. Khả năng sáng tạo

Sáng tạo trong phương pháp làm việc là một cách để các lập trình viên Java đáp ứng yêu cầu của khách hàng và vượt qua các khó khăn trong quá trình lập trình ứng dụng.

25. Để ý các chi tiết

Các lập trình viên Java phải thực hiện các tác vụ lập trình phức tạp mà đòi hỏi các dòng code phải chuẩn xác. Để ý kỹ các chi tiết trong quá trình code là điều cốt yếu để lập trình viên có thể hoàn thành được tất cả các tác vụ.

Bạn còn có thể làm gì để nâng cao kỹ năng của bản thân

Bởi vì hệ thống coding của Java cập nhật trong mỗi 6 tháng, biết được các thay đổi lớn và ảnh hưởng của nó đến tiêu chuẩn lập trình như thế nào là rất quan trọng. Bạn có thể tự nghiên cứu hay theo học các khoá học về lập trình Java chuyên nghiệp. Các khoá học online và blog của chuyên gia sẽ giúp các lập trình viên dễ dàng hơn để bắt kịp các thay đổi của Java.

Bình luận Facebook
Mục lục
Đăng ký tư vấn
Nhân viên gọi điện tư vấn miễn phí sau khi đăng ký
Được cập nhật các ưu đãi sớm nhất
Hotline: 0383180086
Tên không được để trống
Số điện thoại không được để trống
Email không được để trống
Hãy đăng ký để nhận những thông tin mới nhất về học bổng mới nhất tại NIIT - ICT Hà Nội
top
Đóng lại Đăng ký học tại NIIT - ICT Hà Nội
6260+ học viên đã theo học tại NIIT - ICT Hà Nội và có việc làm tốt trong ngành lập trình. Nắm lấy cơ hội ngay hôm nay!
Chọn khóa học
  • KHÓA HỌC LẬP TRÌNH FRONT END VỚI REACT.JS
  • KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PHP WEB
  • Khóa học PHP Full stack [2023] cho người mới bắt đầu
  • Khóa học BIG DATA với Hadoop và Spark
  • Khóa học Lập trình Android tại Hà Nội
  • [Tuyển sinh 2023] Lập trình viên Quốc tế DigiNxt
  • Khóa học Tiền lương & Phúc lợi (C&B Excel) tại Hà Nội
  • LẬP TRÌNH GAME
    • Khóa học Lập trình Game Unity
  • LẬP TRÌNH WEB FRONT END
    • KHÓA HỌC PYTHON HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
    • KHÓA HỌC ANGULAR & TYPESCRIPT (FRONT END)
  • LẬP TRÌNH WEB BACK END
    • LẬP TRÌNH JAVA WEB VỚI FRAME WORK
    • Lập trình Web với Django
    • Lập trình PHP với Laravel Framework
  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
    • Khóa học Tiền lương & Phúc lợi (C&B Excel) tại TP HCM
  • LẬP TRÌNH WEB FULL STACK
    • Khóa học Java Full stack (IJFD)
  • LẬP TRÌNH MOBILE
    • FRONT-END VỚI REACTJS VÀ REACT NATIVE
    • Lập trình Android Nâng cao
  • ĐÀO TẠO CHO DOANH NGHIỆP
    • KHÓA HỌC BUSINESS ANALYSIC TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO 2023
    • Khóa học Magento: Làm chủ CMS TMĐT lớn nhất
    • Khóa học IOT: Xây dựng Sản phẩm IOT với Raspberry Pi
    • Khóa học Automation Testing Chuyên nghiệp
  • KHÓA HỌC DỰ ÁN
    • Học sử dụng bộ Office: Word, Excel, Power Point, Mail chuyên nghiệp
  • KHÓA HỌC KHÁC
    • VBA Excel Toàn Tập (Cơ Bản - Nâng Cao)
    • VBA Excel Nâng cao
    • Khóa học JMeter: Performance Testing
    • Khóa học Tester đạt chuẩn Quốc tế ISTQB Foundation Level
    • Khoá Học Tester đạt chuẩn quốc tế ISTQB Advanced Level
Bạn chưa chọn khóa học cần đăng ký
Tên không được để trống
Số điện thoại không được để trống
Email không được để trống
Đăng ký học thành công!
Cảm ơn bạn đã đăng ký học tại NIIT - ICT HÀ NỘI!