Thao tác với String là kỹ năng cần thiết đối để nắm giữ bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào, không phải chỉ riêng Java.
Hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn cách để thao tác với chúng.
-
String là gì?
-
Tại sao lại sử dụng String?
-
Ví dụ đơn giản về String
-
Nối chuỗi trong Java
-
Các method quan trọng thao tác với String trong Java
Hướng dẫn thao tác với Chuỗi (String) trong Java
1. String (Chuỗi) là gì?
Thuật ngữ String là mô tả một loạt các ký tự (hay còn gọi là chuỗi).
Như chúng ta đã tìm hiểu ở các bài trước, String không phải là kiểu dữ liệu nguyên thủy.
Trong thuật ngữ kỹ thuật, về cơ bản bạn có thể hiểu String là một mảng ký tự.
2. Tại sao lại sử dụng Chuỗi?
Một trong những chức năng chính của khoa học máy tính hiện đại là xử lý được ngôn ngữ của con người.
Tương tự như Số rất quan trọng trong toán học, Ngôn ngữ là rất quan trọng để con người, máy tính có thể hiểu ý nghĩa và ra quyết định.
Làm một Lập trình viên Java, một trong những kỹ năng chính chính là việc thao tác với String.
3. Cú pháp cơ bản về Chuỗi qua ví dụ
Bây giờ, hãy thử cú pháp đơn giản.
Sau này chúng ta sẽ vận dụng các thao tác với String trong chương trình Java nhiều đấy.
String (Chuỗi) là một mảng các ký tự được biểu diễn như sau:
Về mặt kỹ thuật thì String được định nghĩa trong:
Nhưng chúng ta không cần cứ phải khai báo mảng.
Trong Java chúng ta có thể định nghĩa String ngay như sau:
String Class trong Java là mở rộng của Object class.
4. Nối chuỗi trong Java
Nối chuỗi là sự kết hợp của ít nhất 2 chuỗi:
-
Nếu chúng ta cộng hai chuỗi
'Rock'
và 'Star'
lại với nhau, chúng ta sẽ có một kết quả như str3 = 'RockStar'
Kiểm tra ví dụ bên dưới đây, nó sẽ giải thích hai phương pháp có thể thực hiện nối chuỗi.
Phương pháp đầu tiên là sử dụng phương thức concat()
, phương pháp thứ hai là sử dụng toán tử +
.
Cả hai phương pháp này cho ra một kết quả tương tự nhau.
5. Một số Phương thức quan trọng để thao tác với chuỗi trong Java
5.1. Phương thức "Length": Tính độ dài của chuỗi
Ví dụ tính độ dài của chuỗi sử dụng phương thức length()
5.2. Tính vị trí của chuỗi với Phương thức indexOf
Bạn đã biết cách tính độ dài của chuỗi, vậy nếu bạn muốn xem chuỗi đó bắt đầu từ vị trí nào.
Hoặc trong 1 từ / ký tự đó là vị trí thứ mấy?
Phương thức indexOf
sẽ giúp bạn làm điều đó.
Ví dụ về cách tính vị trí của chuỗi với Phương thức indexOf()
5.3. Phương thức charAt: Cho biết ký tự ở vị trí nào đó.
Tương tự như ở trên câu hỏi, nếu như cho bạn vị trí (chỉ số index), làm sao để có thể biết các ký tự ở vị trí đó là gì?
Rất đơn giản.
Java cung cấp phương thức charAt để giúp bạn biết chính xác ở vị trí đó là ký tự gì.
Ví dụ về phương thức charAt()
5.4. Phương thức compareTo: So sánh chuỗi
Trong nhiều trường hợp, bạn muốn so sánh hai chuỗi với nhau bạn có thể sử dụng compareTo()
Tuy nhiên, bạn có thề sử dụng compareToIgnoreCase()
để không phân biệt hoa thường
Kết quả sẽ trả về 0
nếu hai chuỗi bằng nhau, trả về giá trị nhỏ hơn 0
nếu chuỗi tham số nhỏ hơn chuỗi được so sánh.
Kết quả sẽ trả về giá trị dương nếu chuỗi tham số lớn hơn chuỗi được so sánh.
Ví dụ về so sánh chuỗi:
5.5. Phương thức contain trong Java
Trong trường hợp bạn muốn kiểm tra xem từ này hay chuỗi này có xuất hiện ở trong chuỗi khác không? Phương thức contain chính là cái bạn cần phải sử dụng.
Ví dụ về kiểm tra sự tồn tại của chuỗi này trong chuỗi khác với phương thức contain:
Phương thức sẽ trả về "true" nếu chuỗi có tồn tại.
5.6. Phương thức endWith
Để hiểu về phương thức endWith()
chúng ta xem ví dụ sau:
5.7. Phương thức thay thế chuỗi replaceAll và replaceFirst
Phương thức replace()
này giúp bạn thay thế tất cả chuỗi hoặc chỉ thay thế một phần của chuỗi.
5.8. Phương thức tolowercase và Phương thức touppercase
Đây là phương thức chuyển đổi chuỗi thành chữ thường hoặc chữ hoa.
Ví dụ:
6. Những lưu ý Quan trọng về String trong Java
-
String (Chuỗi) là một Final class: Sau khi tạo ra những giá trị là không thể thay đổi. Do đó, String Objects được gọi là bất di bất dịch.
-
Java Virtual Machine (JVM) tạo ra một vị trí đặc biệt cho chuỗi gọi là String Constant Pool. Đó là lý do tại sao Chuỗi có thể là khởi tạo mà không cần sử dụng từ khóa "new".
-
String class thuộc java.lang.String hierarchy. Nhưng bạn không cần import class này. Java platform đã tự động cung cấp.
-
Tham chiếu có thể ghi đè nhưng không thể xóa nội dung, ví dụ:
String h1 = "hello";
h1 = "hello" + "world";
Chuỗi "hello"
được JVM tạo ra không được xóa. Chúng ta mất quyền kiểm soát nó.
Nhiều tham chiếu có thể sử dụng cùng một chuỗi, ví dụ:
String h1 = "hello";
String h2 = "hello";
String h3 = "hello";
-
Chỉ một chuỗi
"hello"
được tạo ra với 3 tham chiếu là h1
, h2
, h3
-
Nếu số được đặt trong dấu ngoặc kép
" "
nó sẽ trở thành chuỗi, không còn là số nữa, ví dụ:
7. Chúc mừng bạn đã biết thao tác với String trong Java.
Như vậy là bạn đã biết cơ bản về cách thao tác với String (chuỗi) trong Java qua các ví dụ khác nhau.
Đây là những kiến thức căn bản, quan trọng, khi gặp các bài toán thực tế thì mỗi người có cách xử lý khác nhau.
Bạn có thể tham khảo thêm các phương thức thao tác với chuỗi trong Java trên W3C.
> Hoặc tham gia ngay Khóa học Java Fullstack tại NIIT để được học nhiều hơn.