Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về mảng trong Java qua các ví dụ cụ thể. Mình sẽ cố gắng giải thích để bạn hiểu rõ cách khai báo, khởi tạo và sử dụng cơ bản dữ liệu dạng mảng trong Java.
Cụ thể bạn sẽ hiểu về:
-
Một Mảng là gì?
-
Biến Mảng
-
Tạo chương trình đầu tiên với Mảng
-
Truyền tham chiếu
-
Mảng đa chiều
Ví dụ về Mảng trong Java
1. Mảng là gì? What is an Array?
Một mảng là một loại cấu trúc dữ liệu rất phổ biến, tất cả các phần tử của mảng là dữ liệu cùng kiểu.
Một khi đã định nghĩa, kích thước của một mảng là cố định và không thể tăng để chứa thêm phần tử. Phần tử đầu tiên của một mảng bắt đầu với chỉ số 0.
Nói một cách đơn giản, đó là giải pháp để thay thế vấn đề này:
Thay vì phải khai báo nhiều biến chiếm nhiều bộ nhớ. Ta khai báo như thế này:
Điều này sẽ giúp chúng ta có thể dễ dàng lặp qua các phần tử của biến đó với chỉ số index (số ở giữa dấu ngoặc vuôn [])
2. Tìm hiểu về biến Mảng (Array Variables)
Sử dụng một mảng trong chương trình của bạn sẽ trải qua 3 bước:"
-
Khai báo Mảng
-
Xây dựng Mảng
-
Khởi tạo các Mảng
Bước 1: Cách Khai báo Mảng trong Java
Cú pháp khai báo Mảng:
Ví dụ về 2 cách khai báo mảng:
Bước 2: Xây dựng một mảng trong Java
Cú pháp xây dựng mảng:
Ví dụ về việc xây dựng 1 mảng trong Java:
Ví dụ Kết hợp khai báo và Xây dựng Mảng trong Java:
Bước 3: Khởi tạo biến Mảng trong Java
Sau khi đã biết cách khai báo và Xây dựng mảng, chúng ta sẽ khởi tạo chúng.
Kết hợp Khai báo và Khởi tạo một mảng trong Java:
Cũng như Khởi tạo và Xây dựng, chúng ta cũng có thể kết hợp cả Khai báo và Khởi tạo một mảng trong Java cùng một lúc:
3. Xây dựng Chương trình sử dụng Mảng đầu tiên trong Java
Chúng ta sẽ thử với ví dụ sau, tạo một mảng và thử in ra phần tử và chỉ số của phần tử trong mảng đó:
Bước 1: Hãy xem xét chương trình đơn giản với mảng sau:
Bước 2: Save, Compile và chạy code
Chúng ta nhận được kết quả như sau:
Bước 3: Tính độ dài của Mảng Java
Chúng ta sẽ sử dụng phương thức length để tính độ dài của mảng, ví dụ: x.lengthòng
Uncomment dòng 10. Save, Compile & Chạy chương trình, chúng ta nhận được kết quả độ dài của mảng là:
Bước 4: Thử gán giá trị cho phần tử vượt quá chỉ số của mảng
Cách học tốt nhất là học qua các lỗi, vì thế chúng ta thử Uncomment dòng 12. Save, Compile và Chạy chương trình để xem có gì xảy ra.
Ở đây, chương trình đã ném ra một lỗi ArrayIndexOutOfBoundsException.
Vì vậy, chúng ta có thể thấy mảng đã khai báo có tối đa 7 phần tử, Java sẽ không cho phép lập trình để vượt quá ranh giới của nó.
4. Truyền tham chiếu
Chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua ví dụ truyền tham chiếu:
Bước 1: Copy chương trình sau:
Bước 2: Save, Copile và Chạy chương trình
Kết quả nhận được:
5. Mảng đa chiều
Mảng đa chiều chính là mảng chứa mảng.
Để khai báo một mảng đa chiều, chúng ta phải đặc biệt chỉ định chỉ số bên trong ngoặc vuông, ví dụ:
Bạn thử xem với ví dụ bên dưới đây:
Kết quả chúng ta sẽ nhận được là:
Như bạn thấy, cách tạo mảng đa chiều và truy xuất dữ liệu trong mảng đa chiều cũng đơn giản thôi phải không?
Tổng kết
Như vậy, qua bài học này bạn đã được tìm hiểu về các khai báo, xây dựng và khởi tạo mảng trong Java. Hãy thử nghĩ ra các ví dụ để luyện tập thêm nhé.
Chúng ta sẽ còn gặp nhiều và sử dụng mạng nhiều trong các bài học tiếp theo.
>>> Nếu bạn muốn học Java từ cơ bản đến nâng cao về web. Hãy tham gia ngay Khóa học Lập trình Java Web 4.0 tại NIIT - ICT Hà Nội.