Nếu như trước kia, việc vào Đại học mới được coi là thành công của học tập, thì nay việc vào Đại học không còn là quan trọng/ Bởi vào đại học đâu phải là con đường duy nhất, có nhiều người không học đại học, cao đẳng, hoặc đang học mà bỏ học, vẫn có những thành tựu lớn đó thôi.
Các bạn 2k2 vừa trải qua kỳ thi Phổ thông xét tuyển Đại học. Mức điểm năm nay rất cao nên việc điểm chuẩn vào các trường cũng tăng so với các năm. Có những bạn đã đậu vào ngôi trường mình yêu thích, có những bạn cũng đã xa dần giấc mơ của tuổi học trò. Đó là hai cung bậc cảm xúc, người thì có niềm vui nhưng cũng có người lại là nỗi đau khổ tuyệt vọng. Chưa bao giờ áp lực vào đại học lại căng thẳng như những năm gần đây.
Dù vẫn biết, năm nào cũng có đến nửa triệu thí sinh sẽ tan vỡ với giấc mộng mang hai chữ Đại học. Cũng đúng thôi, đó là bao ấp ủ, hy vọng suốt mười hai năm mài dùi đèn sách, giờ không thành thì cảm xúc tụt dốc không có điểm dừng, cũng nhiều trường hợp bi thảm đã xảy ra từ việc "không may mắn" đó.
Học hết lớp 12, tham gia kỳ thi với bao nhiêu hy vọng, áp lực đặt trên vai, bố mẹ luôn mong muốn con mình phải đậu Đại học, nhưng các bậc cha mẹ có biết cái đích cuối cùng của các em không phải là học Đại học, mà là việc làm. Chính vì thế, nếu không có sự suy nghĩ thoáng thì vô tình đẩy con em mình vào hệ lụy không hay.
Thay vì tạo áp lực, bố mẹ nên đồng hành cùng con mình, phân tích và động viên để con có thể đi con đường khác, bởi Đại học không phải là con đường duy nhất đến thành công. Thực tế, có rất nhiều người không học Đại học mà vẫn thành công đó thôi. Như tạp chí Time đã đưa danh sách 10 người nổi tiếng, mà không tốt nghiệp Đại học trong đó có: Bill Gates, Mark Zuckerberg... Thì chứng tỏ một điều, đường đến tương lai có vô vàn con đường, không nhất thiết là Đại học.
Đại học không phải là con đường duy nhất
Vậy đi theo con đường nào?
Có rất nhiều con đường nhanh, ngắn để đi như: Học nghề, học chương trình ngắn hạn theo đam mê, theo thị trường.... để làm sao khi học xong có thể xin việc làm dễ dàng. Có thể gợi ý phương án như học Lập trình chẳng hạn.
Vì sao nên học Lập trình?
Vì CNTT là ngành khan hiếm về nguồn nhân sự, tuyển dụng không quan trọng bằng cấp mà quan trọng năng lực, CNTT cũng là Top ngành có thu nhập cao, phù hợp với người Việt và đặc biệt là nghề không lạc hậu.
Học CNTT hay Lập trình ở đâu?
Thành lập từ năm 2002, đến nay đã gần 20 năm NIIT-ICT Hà Nội đào tạo và cung ứng nguồn nhân sự cho các doanh nghiệp phần mềm như: Fsoft, CMC, Viettel, Tinh Vân, Thiên Hoàng… Hàng ngàn học viên được đào tạo và tốt nghiệp hàng năm cho thấy NIIT-ICT Hà Nội đã kiến tạo kiến thức, việc làm cho nhiều thanh niên, giúp ích cho sự phát triển của nền CNTT nước nhà.
Chương trình đa dạng từ 3 tháng – 24 tháng rất phù hợp với nhiều đối tượng như: học sinh THPT, sinh viên, người đi làm… Bên cạnh đó, NIIT-ICT Hà Nội còn là đơn vị đào tạo cho các doanh nghiệp phần mềm với những công nghệ mới, công nghệ chuyên sâu để họ có thể phục vụ cho công việc của mình
Bên cạnh đó, thời gian học tập nhanh, linh hoạt giúp bạn đến ước mơ nhanh hơn. Vậy nếu có nhu cầu, hãy thử tìm hiểu chương trình Lập trình viên Fullstack tại NIIT-ICT Hà Nội ngay hôm nay.