10 ý tưởng ứng dụng React Native tốt nhất cho người mới bắt đầu

Ngày đăng: 09/12/2021   -    Cập nhật: 10/12/2021

Tại Instamobile, chúng ta có thể xây lên hàng ngàn ứng dụng React Native phức tạp và chất lượng cao, giúp lập trình viên dù mới làm quen với React Native cũng có thể học mô hình lập trình và ra mắt các ứng dụng React Native đầu tay nhanh hơn rất nhiều. Trong bài này, chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi mà rất nhiều học viên thắc mắc bằng cách đưa ra một danh sách phong phú các ý tưởng React Native có thể được xây dựng bởi những người hoàn toàn mới bắt đầu.

Ban đầu, bạn có thể thấy choáng ngợp khi học React Native vì với những người mới làm quen, React Native có chút khó học và khó hiểu.  May mắn là với một lộ trình học React Native rõ ràng và khoa học, việc tiếp thu các khái niệm cơ bản của React Native không quá khó. Đặc biệt nếu bạn bắt đầu với các ứng dụng không quá phức tạp thì bạn sẽ học được nền tảng cơ bản để phát triển React Native.

Trong bài viết này, Trung tâm gợi ý 10 ý tưởng ứng dụng React Native tốt nhất dành cho những người mới bắt đầu. Nếu bạn đã có kinh nghiệm lập trình tốt thì bạn có thể làm việc ngay trên những ứng dụng này mà không cần đọc về React Native. Bằng cách triển khai các ý tưởng ứng dụng React Native này, bạn sẽ nắm được rất nhiều khái niệm cốt lõi dành riêng cho việc phát triển React Native, ví dụ như các thành phần, quản lý trạng thái, điều hướng, redux, tích hợp máy chủ, các yếu tố về giao diện người dùng (UI), v.v. Chúng tôi thực sự khuyên bạn nên đưa một trong những ý tưởng ứng dụng React Native này lên App Store, để hiểu rõ toàn bộ vòng đời phát triển của nó.

Tất cả những ý tưởng dự án React Native này hoàn toàn là điểm mạnh để thêm vào hồ sơ năng lực của bạn. Cho nên nếu bạn đang tìm kiếm những ý tưởng dự án tốt nhất để xây dựng hồ sơ năng lực của mình về React Native thì đây là nơi tuyệt vời để lấy một vài cảm hứng.

Chúng tôi cũng khuyên bạn nên xem toàn bộ danh sách các templates ứng dụng tốt nhất cho mobile và web để lấy thêm cảm hứng cho dự án ứng dụng tiếp theo của bạn.

>>> Đăng ký nhận ưu đãi 40% cho Khóa học Lập trình App với React Native ngay hôm nay<<<

1. Ứng dụng Sách 

Một trong những ứng dụng di động đơn giản nhất mà bạn có thể dùng React Native để xây dựng là ứng dụng Sách. Với một người mới bắt đầu thì xây ứng dụng Sách đơn giản là cách tốt nhất để làm quen với React Native. Học các chức năng cơ bản chính là nguyên tắc cốt lõi của phát triển ứng dụng di động nói chung.

Bạn có thể tạo ra phiên bản ứng dụng Sách của riêng mình trên React Native. Bạn có thể tham khảo một vài ứng dụng để lấy cảm hứng như Goodreads, Audible, haowcj Amazon Books.

Ứng dụng có thể là thư viện của riêng bạn về sách điện tử và sách nói. Bạn có thể cho phép người dùng đọc những cuốn sách nổi tiếng của các tác giả khác nhau hoặc nghe sách nói. Họ cũng có thể tìm kiếm những cuốn sách kế tiếp mà họ muốn đọc, dựa trên các thể loại và danh mục khác nhau. Một Ý tưởng khác về ứng dụng sách là bạn có thể tạo ra một nơi để người dùng mua và bán sách cũ. Bạn cũng có thể cài đặt các tính năng tuyệt vời như câu lập bộ sách, hội nhóm, chat, etc.

Ý tưởng là không giới hạn. Hãy nghĩ ra ý tưởng ứng dụng của riêng bạn và thậm chí bạn có thể thu hút người dùng ứng dụng đó trong khi vẫn đang tiếp tục học React Native. Chúng tôi thực sự khuyên bạn nên đưa ứng dụng đầu tiên của bạn lên cả App Store và Google Play (mẹo chuyên nghiệp: hãy bắt đầu với Google Play), cũng như để có thể hiểu về quy trình gửi ứng dụng.

Chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu với một ứng dụng static, nơi sách và danh mục được mã hóa cứng trong React Native (dưới dạng mảng hoặc từ điển). Sau khi hoàn thành các tính năng chính và giao diện người dùng (UI), bạn nên cân nhắc thêm Firebase làm backend cho ứng dụng React Native đầu tiên của mình, ứng dụng này sẽ đóng vai trò là cơ sở dữ liệu dynamic cho sách, danh mục và người dùng của bạn.

Các tính năng bạn có thể triển khai khi mới bắt đầu
  • Màn hình Đăng nhập & Đăng ký Người dùng

  • Thanh điều hướng (Thanh kéo hoặc thanh tab)

  • Danh sách các đầu sách & Danh mục

  • Màn hình chi tiết cho Sách (bao gồm tác giả, mô tả, ảnh bìa, có thể là giá, v.v.)

  • Hệ thống đánh giá và xếp hạng cho từng cuốn sách

  • Chức năng Tìm kiếm Sách

  • Plugin âm thanh để nghe sách nói

  • Dấu trang cho những cuốn sách yêu thích

Bạn sẽ học gì?
  • Thiết lập môi trường React Native (cài đặt react-native & NPM, Visual Studio Code, v.v.)

  • Hiểu các thành phần giao diện người dùng trong React Native, với  props và states

  • Làm việc với các thành phần React Native cơ bản, ví dụ như Văn bản, Hình ảnh, Chế độ xem, Nút, Chế độ xem cuộn.

  • Tạo kiểu cho các thành phần giao diện người dùng với các yếu tố thiết kế cơ bản (font chữ, màu sắc, cỡ chữ v.v.)

  • Hiểu các nguyên tắc cốt lõi đằng sau  Flex Layout

  • Xử lý các hành động cơ bản của người dùng, ví dụ như nút click (thao tác chạm - tap gesture)

  • Cách điều hướng giữa các màn hình trong React Native

  • Cách triển khai navigation drawer hoặc tab bar menu

  • Cách sử dụng Firebase Auth để quản lý người dùng

  • Cách lưu trữ sách, danh mục và người dùng trong Firebase Firestore trực tiếp từ React Native

  • Cách để xuất bản ứng dụng lên App store hoặc Google Play

2. Ứng dụng Quản lý chi tiêu 


Một ý tường ứng dụng tuyệt vời khác dành cho các Reactive newbiew chính là ứng dụng Theo dõi chi phí (Expense Tracker). Từ góc độ người mới bắt đầu, việc xây dựng một ứng dụng theo dõi chi phí đơn giản có thể là một cách tuyệt vời để học những kiến ​​thức cơ bản về React Native. Bạn sẽ học cách tạo một số cài đặt cơ bản, các thành phần react và plugin. Đây là điều quan khi bắt đầu với quy trình phát triển ứng dụng dành cho thiết bị di động.

Bằng cách sử dụng kiến ​​thức và sự sáng tạo, bạn có thể tạo phiên bản ứng dụng Quản lý chi tiêu của riêng mình trong React Native. Bạn có thể tham khảo các ứng dụng di động có sẵn như Wallet, Expensify, Expense manager.

Ứng dụng có thể là công cụ theo dõi chi phí hàng ngày của bạn. Bạn có thể cho phép người dùng theo dõi các giao dịch hàng ngày, hàng tháng hoặc hàng năm của họ. Họ có thể tích hợp thẻ tín dụng / thẻ ghi nợ, tài khoản ngân hàng để thanh toán trực tiếp cho các bên liên quan và theo dõi (đây là một tính năng phức tạp, vì vậy bạn nên thực hiện tích hợp ngân hàng ở phần cuối). Một ý tưởng nữa là bạn có thể mô tả dữ liệu chi phí một cách trực quan bằng cách sử dụng các biểu đồ/ đồ thị. Bạn cũng có thể cho phép cho người dùng theo dõi các khoản chi phí dựa trên danh mục mà họ chi tiêu.

Sử dụng trí tưởng tượng để đưa ra những ý tưởng ứng dụng độc đáo của riêng bạn. Bằng cách đó, bạn có thể thu hút người dùng trên ứng dụng dành cho thiết bị di động của mình trong khi vẫn đang nghiên cứu về React Native. Chúng tôi thực sự khuyên bạn nên đưa ứng dụng đầu tiên của bạn lên cả App Store và Google Play (mẹo chuyên nghiệp: hãy bắt đầu với Google Play), cũng như để có thể học về quy trình gửi ứng dụng.

Bạn có thể bắt đầu với dữ liệu giả tĩnh, trong đó các chi phí và danh mục được mã hóa cứng trong mã React Native (dưới dạng mảng hoặc danh sách). Sau khi hoàn tất các tính năng chính và giao diện người dùng, bạn có thể thêm Firebase hoặc các cơ sở dữ liệu backend khác làm cơ sở dữ liệu máy chủ cho ứng dụng React Native đầu tiên của bạn, ứng dụng này sẽ đóng vai trò là nơi lưu trữ dữ liệu động cho chi phí, danh mục, tài khoản và người dùng.

Các tính năng mà người mới bắt đầu có thể làm
  • Màn hình liệt kê các chi phí hàng tháng.

  • Navigation (Menu hoặc Tabs)

  • Danh mục Chi tiêu như thực phẩm, sức khỏe, quần áo, phương tiện đi lại, v.v.

  • Màn hình Chi tiết Chi phí (bao gồm số tiền, mô tả, biểu tượng danh mục, ngày và giờ, v.v.)

  • Lọc chi phí tổng thể dựa trên danh mục.

  • Các plugin tích hợp cổng thanh toán.

Bạn sẽ học gì?
  • Thiết lập không gian React Native (Visual Studio Code, cài đặt react-native & npm, v.v.)

  • Học cách xây dựng và sử dụng các Thành phần giao diện người dùng trong React Native như (tab, menu, thẻ, v.v.).

  • Tạo kiểu cho các thành phần giao diện người dùng với các yếu tố thiết kế cơ bản (fonts, colors, font weight, height, etc)

  • Hiểu quy trình của dự án React và quản lý dự án..

  • Xử lý các thao tác cơ bản của người dùng, ví dụ như click nút, vuốt, v.v.

  • Cách điều hướng giữa các màn hình trong React Native.

  • Cách tích hợp các cổng thanh toán như Thẻ Mastercard, tài khoản ngân hàng, v.v.

  • Cách sử dụng Firebase Auth để quản lý người dùng và các cơ sở dữ liệu backend khác.

  • Cách xuất dữ liệu sang CSV và PDF

  • Cách hiển thị biểu đồ & đồ thị trong React Native từ react-native-chart-kit

  • Cách tích hợp API Ngân hàng với các gói HTTP đơn giản như fetch hoặc Axious.

  • Cách lưu trữ dữ liệu về chi phí và danh mục vào cơ sở dữ liệu backend và cung cấp dữ liệu đó cho front end bằng lệnh fetch.

  • Cách xuất bản ứng dụng lên App Store và Google Play.

3. Ứng dụng Công thức nấu ăn (Recipes app) 


Ứng dụng về công thức nấu ăn cũng là một ý tưởng hay cho một nhà phát triển ứng dụng di động mới. Bạn có thể triển khai một ứng dụng đơn giản bao gồm các danh sách công thức nấu ăn và đặc điểm chi tiết của chúng. Mặc dù đây là một ý tưởng đơn giản, nhưng bạn có thể bổ sung các thành phần của riêng mình, để tạo ra một ứng dụng di động độc đáo, nổi bật trên App Stores. Bạn sẽ học cách tạo ra quy trình đơn giản với thiết kế UI gọn gàng và hiện đại cho ứng dụng, cùng với các thành phần và logic ứng dụng. Tại Instamobile, chúng tôi đã xây dựng mẫu ứng dụng đồ ăn mã nguồn mở của riêng mình, để cho phép người dùng học React Native miễn phí.

Với tính đơn giản và sử dụng các thành phần cơ bản, ứng dụng đồ ăn là một cách tốt để tiếp cận với React Native. Bạn có thể sử dụng Tasty như một ứng dụng mẫu tham khảo. Cũng đừng quên Mobile templates, UI8, Dribbble, và Behance sẽ giúp bạn có nhiều cảm hứng hơn cho các thiết kế ứng dụng di động.

Ứng dụng Công thức nấu ăn đơn giản chỉ yêu cầu bạn liệt kê danh sách công thức chi tiết. Bạn có thể cho phép người dùng xem được chi tiết của mỗi công thức khi họ click vào danh sách. Mặc dù ý tưởng này nghe có vẻ đơn giản nhưng bạn có thể tận dụng các thành phần quan trọng của React Native như thẻ, menu, tab cùng với việc tích hợp các hoạt ảnh, để làm cho giao diện ứng dụng của bạn hiện đại và đẹp mắt. Ứng dụng sẽ thú vị hơn nếu có thêm tính năng video công thức nấu ăn. Bạn có thể tích hợp video Youtube hoặc Vimeo vào ứng dụng di động gốc của mình, đây sẽ là một kỹ năng tuyệt vời cần có trong quá trình phát triển React Native của bạn.

Trí tưởng tượng thiết kế tuôn trào của bạn sẽ khiến người dùng phải trầm trồ bởi giao diện trực quan đẹp mắt của ứng dụng. Bạn có thể xuất bản Ứng dụng React Native Recipes lên cả App Store và Google Play để biết các bước quan trọng khi xuất bản ứng dụng của mình trên thị trường. Hãy nhớ rằng, ứng dụng chỉ hoàn thiện khi nó nằm trong tay người dùng. Mọi thứ khác đều vô nghĩa trừ khi bạn xuất bản nó.

Giống như các ý tưởng ứng dụng dành cho thiết bị di động khác, bạn có thể bắt đầu với dữ liệu JSON giả tĩnh, trong đó danh sách công thức nấu ăn cùng với tiêu đề, mô tả, thời gian nấu ăn được mã hóa cứng trong mã React Native (dưới dạng mảng, danh sách hoặc bộ). Sau khi hoàn thiện các thành phần thiết kế và giao diện người dùng, bạn có thể bắt đầu với Firebase hoặc các cơ sở dữ liệu khác để làm phần backend. Sau đó, bạn có thể tích hợp plugin video để cung cấp URL video thông qua backend.

Các tính năng của ứng dụng công thức nấu ăn mà người mới bắt đầu có thể tạo ra 
  • Màn hình danh sách công thức nấu ăn bắt mắt được thể hiện thông qua ảnh bìa và thêm phần mô tả ngắn.

  • Thanh điều hướng. (Menu or Tabs).

  • Phần danh mục dựa trên các món ăn khác nhau.

  • Màn hình công thức nấu ăn chi tiết (bao gồm thành phần, các bước thực hiện, lượng đong đếm, thời gian cần thiết, v.v.)

  • Một băng truyền hình ảnh để giới thiệu nhiều bước, nguyên liệu, thành quả, etc.

  • Cơ chế lọc dựa trên danh mục hoặc thành phần nguyên liệu.

  • Tính năng tìm kiếm, theo thẻ, thành phần, thời gian nấu, v.v.

  • Tích hợp video (bạn có thể sử dụng tính năng video của Youtube với tư cách là người mới bắt đầu phát triển thiết bị di động).

Bạn sẽ học gì?
  • Thiết lập môi trường React Native (Sublime, thiết lập react-native & npm, Expo, Visual Studio Code, v.v.)

  • Tìm hiểu sâu về các thành phần giao diện người dùng trong React Native để tạo ra giao diện hiện đại.

  • Xây dựng Flatlist dọc và ngang

  • Xử lý tìm kiếm trong FlatList

  • Giới thiệu về Bố cục Flexbox trong React Native

  • Tạo kiểu cho các thành phần giao diện người dùng với các yếu tố thiết kế cơ bản (fonts, colors, font weight, height, vv)

  • Hiểu được cốt lõi của thiết kế giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng.

  • Xử lý các hành động chính của người dùng như click, vuốt,...

  • Cách điều hướng giữa các màn hình vơi React Native.

  • Cách tích hợp video bằng iframe hoặc các plugin video react native khác.

  • Cách sử dụng native share API với React Native Share package

  • Cách sử dụng đánh giá xếp hạng (star rating) trong React Native

  • Cách triển khai tính năng tìm kiếm cơ bản trong React Native

  • Cách tích hợp ứng dụng di động với WordPress API thông qua các gói HTTP đơn giản như fetch hoặc 

  • Cách thực hiện thao tác CRUD và lưu trữ dữ liệu trên

    Async Storage

  • Cách sử dụng cơ sở dữ liệu backend và các tập lệnh để cung cấp dữ liệu tự động cho front end.

  • Cách xuất bản ứng dụng lên App Store và Google Play.

4. Ứng dụng Săn Ưu đãi (Deal App) 


 

Ban đầu, ý tưởng triển khai ứng dụng Deals trong React native có vẻ hơi phức tạp đối với những người mới bắt đầu. Tuy nhiên, học được những thứ phức tạp sẽ đem lại giá trị lớn đối với người mới bắt đầu học React Native, để tìm hiểu các khía cạnh cốt lõi của các dự án React Native. Hơn nữa, các nhà phát triển sẽ cần phải kết hợp với các nền tảng bán hàng và trang web thương mại điện tử khác nhau để nhận deal và tích hợp chúng vào ứng dụng của họ. Họ cũng sẽ học cách kết nối ứng dụng di động của mình với các trang thương mại điện tử khác nhau để tự động tìm nạp thông tin của các deal mới nhất và sau đó hiển thị thông tin trong ứng dụng, nhằm cung cấp trải nghiệm phong phú cho người dùng.

Bằng cách tạo ứng dụng deal, những người mới bắt đầu với React Native sẽ có được kiến ​​thức lập trình cơ bản cũng như cách làm chuyên sâu cốt lõi của các dự án React Native. Một số ứng dụng mà bạn có thể sử dụng để tham khảo thêm nguồn cảm hứng như Coupon, DG Coupon, và Các ứng dụng này rất thành công, vì vậy bạn cần đạt đến mức độ thành công đó, bằng cách cung cấp các tính năng tốt nhất có thể cho ứng dụng deal của mình.

Cơ chế hoạt động của việc lấy dữ liệu từ các trang web khác nhau và tích hợp nó vào ứng dụng của riêng bạn có thể rất phức tạp khi mới bắt đầu. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải có kiến ​​thức cơ bản về cách sử dụng các thành phần React Native và các plugin bắt buộc khác cùng với một số kiến ​​thức cốt lõi về tích hợp dữ liệu từ các trang web khác nhau. Nghĩa là nếu bạn mới bắt đầu thì ngay lập tức bạn sẽ học được rất nhiều thứ.

Bạn có thể hiển thị các deal khác nhau từ các trang web bán hàng khác nhau dưới dạng phiếu giảm giá. Bạn có thể đánh dấu phần trăm chiết khấu và ngày hết hạn của phiếu giảm giá dưới dạng thẻ. Bạn thậm chí có thể triển khai cơ chế đổi phiếu thưởng. Bạn cũng có thể triển khai tính năng mạng xã hội, bằng cách kết nối ứng dụng với Facebook và cho phép người dùng chia sẻ giao dịch với bạn bè của họ hoặc đổi phiếu thưởng với nhau. Tạo ra sự vui vẻ cho mọi người sẽ giúp ứng dụng của bạn lan truyền nhanh hơn.

Bạn có thể bắt đầu với dữ liệu mẫu static, trong đó có danh sách phiếu giảm giá cùng với tỷ lệ chiết khấu, ngày/ giờ hết hạn, nhà cung cấp phiếu giảm giá được mã hóa cứng trong mã React Native (dưới dạng mảng, bộ hoặc danh sách). Sau khi hoàn thiện các thành phần thiết kế và giao diện người dùng, bạn có thể liên hệ với các trang web bán hàng khác nhau để tích hợp phiếu giảm giá và thẻ của họ vào cơ sở dữ liệu, sau đó cung cấp nó cho front end. Nếu bạn quyết định theo hướng Deals App, bạn có thể xây dựng một mạng xã hội trước khi làm Deals app.

Các tính năng bạn có thể triển khai khi mới bắt đầu
  • Đăng nhập và đăng ký người dùng

  • Màn hình danh sách các deals cùng với chi tiết ngắn gọn.

  • Thanh điều hướng. (Menu or Tabs).

  • Danh mục dựa trên sản phẩm giản giá khác nhau.

  • Màn hình chi tiết ưu đãi (bao gồm giá gốc, thông tin ưu đãi, thông tin giảm giá, thông tin nhà cung cấp và ngày / giờ hết hạn)

  • Thư viện hình ảnh

  • Đăng nhập với Facebook

  • Chia sẻ mạng xã hội React Native

  • Lọc giao dịch dựa trên danh mục hoặc từ khóa

  • Tích hợp các giao dịch từ các trang web bán hàng khác nhau.

  • Thông báo các deal hấp dẫn

  • Tính năng tìm kiếm, dựa trên chi tiết deal

  • Tính năng vị trí cho các deal quanh bạn

Bạn sẽ học gì?
  • Lên cấu hình cho môi trường React Native (cài đặt react-native & NPM, Visual Studio Code, v.v.)

  • Sử dụng chuyên nghiệp các thành phần giao diện người dùng trong React Native

  • Tùy chỉnh các thành phần giao diện người dùng với các yếu tố thiết kế cơ bản (phông chữ, màu sắc, cỡ chữ, chiều cao, v.v.)

  • Hiểu cốt lõi của thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng trong phát triển ứng dụng dành cho thiết bị di động

  • Xử lý các hành động cơ bản của người dùng như nhấp vào nút, cử chỉ vuốt, chạm, v.v.

  • Định vị: Cách lấy vị trí của người dùng trong React Native và hiển thị các deal xung quanh các tọa độ đó

  • Cách điều hướng giữa các màn hình khác nhau trong React Native.

  • Cách sử dụng cơ sở dữ liệu backend và các tập lệnh để cung cấp dữ liệu tự động cho front end.

  • Các triển khai xác thực Facebook và Google trong React Native.

  • Cách sử dụng native share API với React Native Share package

  • Cách xử lý WordPress API với các HTTP Package như fetch hoặc 

  • Xử lý tìm kiếm ngang và dọc trong Flatlist

  • Cách sử dụng đẩy thông báo trong React Native

  • Tìm hiểu về thông tin xác thực, điều khoản và điều kiện cần thiết để hiển thị dữ liệu từ các trang web khác vào ứng dụng của bạn.

  • Cách tích hợp dữ liệu từ các trang bán hàng khác nhau để cho phép xem phiếu giảm giá hoặc deal.

  • Cách xuất bản ứng dụng lên App Store và Google Play.

5. Ứng dụng Tin tức 


 

Ý tưởng triển khai ứng dụng Tin tức có thể tương tự như ứng dụng Ưu đãi ở trên vì bạn sẽ cần lấy dữ liệu tin tức từ các trang web cổng thông tin khác nhau. Hoặc, bạn chỉ có thể lấy dữ liệu tin tức từ một blog, ví dụ như blog được hỗ trợ bởi WordPress. Hoặc bất kỳ trang web nào cung cấp RSS feed.

Khi mới bắt đầu, bạn sẽ học cách sử dụng các thành phần và plugin React Native UI cơ bản cũng như cách tích hợp các nguồn tin tức khác nhau, ở các định dạng khác nhau, từ nhiều trang web. Học viên sẽ có được khái niệm cốt lõi của việc minh họa tin tức theo cách hiện đại bằng cách sắp xếp chúng từ tin tức cóp nhặt.

Bằng cách này, học viên React Native sẽ có được kiến ​​thức cơ bản cũng như các hoạt động chuyên sâu cốt lõi về xây dựng các dự án React Native, tích hợp dynamic data như WordPress hoặc RSS. Trước khi bắt đầu viết mã, hãy xem một vài ứng dụng tin tức hiện có để sử dụng làm nguồn cảm hứng, chẳng hạn như ứng dụng Medium, ứng dụng Bloomberg hoặc tin tức BBC.

Ứng dụng tin tức sẽ giúp bạn tìm hiểu những kiến ​​thức cơ bản về hiển thị dữ liệu phía khách hàng, với giao diện hiện đại. Bạn có thể giúp người dùng đọc tin tức dễ dàng hơn, bằng cách sử dụng các reader plugin để loại bỏ tất cả các liên kết không cần thiết và chỉ hiển thị nội dung tin tức cốt lõi. Bạn có thể học cách tìm kiếm tin tức từ các trang web tin tức khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng bạn chỉ được phép trích xuất các đoạn tin tức nhỏ, một cách hợp pháp. Khi bạn nhấp vào đoạn tin tức thì phải điều hướng đến trang web có tin tức gốc. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng newsreader plugin để tải trang web tin tức vào ứng dụng gốc dành cho thiết bị di động của mình.

Như thường lệ, bạn nên bắt đầu bằng cách xây dựng giao diện người dùng trước với dữ liệu được mã hóa cứng giả làm tin tức. Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt các thành phần thiết kế ứng dụng của mình, bạn có thể trích xuất các đoạn tin tức vào cơ sở dữ liệu backend và đưa nó vào front end. Khi nhấp vào dự án, ứng dụng sẽ điều hướng đến trang web.

Hãy nhớ rằng một số blog hiển thị API, nơi bạn có thể tìm nạp dữ liệu có cấu trúc trực tiếp. Ví dụ: WordPress có API REST, WooCommerce, v.v. Hầu hết các blog đều cung cấp dữ liệu ở nhiều định dạng khác nhau, chẳng hạn như Nguồn cấp dữ liệu RSS hoặc JSON. Ví dụ: Mẫu ứng dụng trình đọc tin tức của chúng tôi đang thực hiện chính xác điều này: một ứng dụng tin tức với WordPress backend.

Các tính năng bạn có thể triển khai khi mới bắt đầu
  • Giao diện người dùng gọn gàng và hiện đại với danh sách tin tức từ các nguồn khác nhau.

  • Thanh điều hướng. (Menu hoặc Tabs).

  • Danh mục các loại tin tức khác nhau (như chính trị, kinh tế, vv)

  • Sử dụng Chế độ xem web: Màn hình chi tiết tin tức tải bài tin tức gốc vào ứng dụng của bạn.

  • Lọc tin tức dựa trên danh mục và tiêu đề.

  • Tìm kiếm

  • Tích hợp Nguồn RSS

  • Tích hợp WordPress REST API 

  • Tích hợp các plugin đọc tin tức cho trải nghiệm người dùng tốt hơn.

  • Hệ thống đánh giá và chia sẻ tin tức.

  • Chế độ sáng & tối

Bạn sẽ học gì?
  • Thiết lập không gian React Native (cài đặt react-native & NPM, Visual Studio Code, v.v.)

  • Hiểu các thành phần giao diện người dùng trong React Native (FlatList, View, Text, Image, v.v.)

  • Hiểu được cốt lõi của thiết kế giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng.

  • Xử lý các thao tác cơ bản của người dùng, ví dụ như button clicks, vuốt, v.v.

  • Cách điều hướng giữa các màn hình trong React Native.

  • Cách tích hợp dữ liệu từ các trang tin tức khác nhau để cho phép người dùng xem các đoạn tin tức.

  • Tìm hiểu về thông tin đăng nhập, điều khoản và điều kiện cần thiết để hiển thị dữ liệu từ các trang web khác vào ứng dụng của bạn (do Apple yêu cầu)

  • Tìm hiểu cách sử dụng các plugin khác nhau sẽ giúp người dùng đọc tin tức dễ dàng hơn với định dạng tin tức tốt hơn.

  • Cách sử dụng native share API với React Native Share package

  • Cách xử lý WordPress API với simple HTTP packages like fetch hoặc Axios

  • Cách sử dụng đẩy thông báo trong React Native

  • Cách sử dụng các nền tảng không máy chủ như AWS hoặc Firebase

  • Cách sử dụng Webviews trong React native

  • Cách tạo hoạt ảnh cơ bản trong React Native

  • Cách xuất bản ứng dụng lên App Store và Google Play.

6. Ứng dụng Bạn bè quanh tôi 


 

Tạo ra ứng dụng “Bạn bè xung quanh tôi” có thể là một cách tuyệt vời khác cho những người hoàn toàn mới bắt đầu React Native. Bạn có thể tìm hiểu được rất nhiều về điều hướng ứng dụng, tích hợp social plugin, bản đồ, mạng xã hội và quản lý vị trí của người dùng cũng như cách thao tác tất cả những thứ này trong React Native.

Ứng dụng “Bạn bè xung quanh tôi” có thể được xem như social app. Đó là một ý tưởng tạo ứng dụng tuyệt vời cho người mới bắt đầu với React Native. Bạn sẽ có được kiến ​​thức cơ bản về cách xây dựng giao diện React Native, cũng như các tính năng social nâng cao hơn. Trước khi bắt đầu viết mã, bạn có thể sử dụng tham khảo một ứng dụng đã có để lấy ý tưởng về mặt thiết kế, ví dụ như: Find my Friends, and Nearby Hãy xem tất cả các tính năng thú vị của các ứng dụng đó và cố gắng trích xuất những tính năng phù hợp với ứng dụng dành cho thiết bị di động của bạn.

Từ góc độ social app, các lập trình viên ứng dụng di động có thể triển khai ứng dụng của riêng họ để giao tiếp và gặp gỡ với bạn bè và gia đình. Bạn có thể xây dựng chế độ xem bản đồ, để hiển thị tất cả những người bạn thân xung quanh bạn. Ngoài ra, bạn có thể cài đặt giao diện trò chuyện dành cho những người bạn bè thân thiết. Có thể thêm một tính năng thú vị như đánh dấu điểm đến và điều hướng tự động đến điểm đến đó (hệ thống định vị GPS). Thực hiện tính năng này trong React Native dễ hơn nhiều so với tưởng tượng. Bạn có thể làm theo hướng dẫn Cách tạo một ứng dụng như Uber để tìm hiểu cách triển khai hệ thống định vị bản đồ trong React Native.

Để bắt đầu, trước tiên hãy tìm hiểu về các plugin bản đồ và web socket khác nhau. Sau khi bạn đã chắc chắn rằng plugin nào là tốt nhất và phù hợp với nhu cầu cho ứng dụng của bạn, hãy tích hợp plugin bản đồ vào ứng dụng. Bạn có thể tạo danh sách bạn bè gần tôi trong ứng dụng. Bằng cách nhấp vào danh sách đó, bạn có thể đánh dấu vị trí của bạn bè và điều hướng đến màn hình trò chuyện với họ. Dữ liệu về vị trí, vĩ độ và kinh độ có thể được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu và feed map plugin trong frontend để điều hướng.

Các tính năng bạn có thể triển khai khi mới bắt đầu
  • Màn hình đăng ký và đăng nhập.

  • Đăng nhập Facebook và Google

  • Thanh điều hướng. (Menu hoặc Tabs).

  • Tìm và theo dõi vị trí

  • Định vị:

  • Tích hợp React Native Maps cùng với danh sách bạn bè gần đây

  • Theo dõi vị trí người bạn và hành trình di chuyển trên bản đồ.

  • Màn hình trò chuyện với bạn bè (gợi ý: sử dụng Firestore)

  • Đề xuất kết bạn mới.

Bạn sẽ học gì?
  • Thiết lập môi trường React Native của bạn (cài đặt react-native & NPM, Visual Studio Code, Expo, v.v.)

  • Xây dựng ứng dụng React Native đầu tiên của bạn

  • Hiểu các thành phần giao diện người dùng cơ bản trong React Native.

  • Hiểu được cốt lõi của thiết kế giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng.

  • Cách điều hướng giữa các màn hình trong React Native.

  • Cách sử dụng vị trí địa lý trong React Native

  • Cách tạo chức năng trò chuyện đơn giản trong React native

  • Cách tích hợp gói npm maps để kết nối với React Native frontend và cơ sở dữ liệu backend.

  • Tìm hiểu cách feed dữ liệu từ bản đồ đến backend và thử feed danh sách bạn bè gần đó cho frontend UI.

  • Cách sử dụng cơ sở dữ liệu backend và các tập lệnh để cung cấp dữ liệu tự động cho front end.

  • Xử lý tìm kiếm ngang và dọc trong Flatlist

  • Cách sử dụng đẩy thông báo trong React Native

  • Cách sử dụng các nền tảng không máy chủ như AWS hoặc Firebase

  • Tìm hiểu về cách triển khai web socket để bật chức năng trò chuyện.

  • Cách xuất bản ứng dụng lên App Store và Google Play.

7. Ứng dụng Radio/Music 


 

Những người mới bắt đầu trong React Native có thể học cách tạo ứng dụng Radio Music để bước đầu tìm hiểu cách xây dựng ứng dụng đa nền tảng. Ngoài việc xây dựng một ứng dụng radio với các phần giao diện người dùng yêu thích, bạn cũng sẽ học cách tích hợp các luồng audio và radio trong React Native.

Như vậy, một người mới tham gia React Native csẽ có được kiến ​​thức cơ bản cần thiết để xây dựng một ứng dụng dành cho thiết bị di động. Bạn sẽ học cách viết mã giao diện người dùng của máy nghe nhạc. Để đưa ra ý tưởng ứng dụng phù hợp, bạn tham khảo các ứng dụng âm nhạc thành công hiện nay như Google Play Music hoặc Spotify, Soundcloud

Với ý tưởng này, bạn có thể triển khai ứng dụng di động của riêng mình để phát nhạc và truyền phát các chương trình radio. Bạn có thể tích hợp audio nop package để phát nhạc trong ứng dụng một cách nguyên bản. Bạn cũng có thể tận dụng radio broadcast React Native package để nắm bắt các tần số radio và truyền phát chúng. Bạn cũng có thể xây dựng một danh sách các bài hát âm nhạc dựa trên album, nghệ sĩ và các thể loại khác nhau. Có rất nhiều chức năng âm nhạc khác mà bạn có thể thêm vào bất kỳ ứng dụng radio nào, chẳng hạn như chế độ lặp lại, chế độ phát ngẫu nhiên, chế độ danh sách đợi, bộ chỉnh âm, v.v.

Đầu tiên, hãy lập danh sách tất cả dữ liệu và tệp âm thanh cần thiết, rồi đặt chúng vào cơ sở dữ liệu backend. Sau đó, bạn có thể feed dữ liệu đó và các tệp âm thanh vào frontend và tích hợp chúng với audio package để phát các bài hát/  radio. Điều này thực sự đơn giản hơn nhiều so với những gì bạn nghĩ. Đối với chức năng phát sóng radio, React Native package sẽ thực hiện tất cả công việc cho bạn: bạn chỉ cần feed tần số cho API.

Những tính năng mà người bắt đầu có thể triển khai
  • Thiết kế một máy nghe nhạc tuyệt vời

  • Thanh điều hướng React Native (Thanh bên Menu hoặc Tab).

  • Truyền phát trực tiếp bài hát

  • Truyền phát trực tiếp radio

  • Các chức năng của ứng dụng music như phát, tạm dừng, dừng, chế độ lặp lại, chế độ phát ngẫu nhiên, v.v.

  • Hỗ trợ nhiều kênh

  • Cho phép người dùng thêm URL kênh radio yêu thích hoặc tùy chỉnh kênh radio.

  • Chia sẻ bài hát nhạc / radio lên Facebook, Messenger, v.v.

  • Chế độ sáng & tối

Bạn sẽ học gì?
  • Khởi động môi trường React Native (định cấu hình react-native & NPM, Visual Studio Code, gỡ lỗi, v.v.)

  • Tìm hiểu các Thành phần giao diện người dùng cơ bản cần thiết trong React Native cho các ứng dụng music (Chế độ xem, Văn bản, Hình ảnh, gradient, v.v.)

  • Hiểu được cốt lõi của props và quản lý state.

  • Cách điều hướng giữa các màn hình khác nhau trong React Native thông qua menu và tab.

  • Cách tận dụng gói phát truyền trực tuyến audio để phát trực tuyến các bài hát và tệp âm thanh.

  • Học cách quản lý phát audio với các tính năng như nút phát, tạm dừng, tiếp theo, dừng.

  • Cách sử dụng các nền tảng không máy chủ như AWS hoặc Firebase

  • Cách sử dụng sound cloud player package đẻ hiện thị kênh phát Soundcloud audio.

  • Cách sử dụng native share API với React Native Share package

  • Cách tích hợp plugin phát sóng radio và feed tần số vào front end.

  • Lưu trữ các tệp âm thanh trong backend (với Bộ nhớ Firebase)

  • Cách xuất bản ứng dụng lên Google Play và App Store.

8. Ứng dụng Ghi chú 


 

Ứng dụng ghi chú là ý tưởng đơn giản mà người mới bắt đầu có thể thực hiện trong React native. Bạn có thể học các chức năng quản lý ghi chú cơ bản đến các tính năng chỉnh sửa văn bản nâng cao hơn phụ thuộc vào mức độ tìm hiểu của bạn về các thành phần cốt lõi của React Native.

Bằng cách tạo ứng dụng ghi chú của riêng bạn, bạn sẽ hiểu được thông tin chi tiết về các thành phần của React Native như danh sách, văn bản, menu, biểu mẫu, v.v. Chúng tôi khuyên bạn nên nghiên cứu một số ứng dụng ghi chú đã thành công về mặt thiết kế và tính năng như: Notepad, Google Keep, và Evẻnote

Có rất nhiều tính năng đơn giản được thiết kế trong một ứng dụng ghi chú. Bạn có thể cho phép người dùng phân loại các ghi chú của họ. Bạn có thể cung cấp cho họ một trình soạn thảo văn bản phong phú, bằng cách tận dụng React Native package hiện có như Quill.JS, sẽ mang lại cho người dùng trải nghiệm tuyệt vời trong khi ghi chú. Bạn cũng có thể sử dụng thành phần ngày và giờ để theo dõi ngày nhập ghi chú. Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết lập dịch vụ thông báo, trong trường hợp người dùng muốn được thông báo về ghi chú trong một thời gian cụ thể (như tính năng nhắc nhở). Bạn cũng có thể thực hiện phần tải lên hình ảnh. Hoặc bạn có thể thêm phần social bằng cách cho phép nhiều người dùng kết hợp trên cùng một ghi chú (tương tự như Google Documents).

Các tính năng người mới bắt đầu có thể thực hiện
  • Màn hình danh sách ghi chú sống động và rõ ràng.

  • Thanh điều hướng

  • Màn hình ghi chú với trình chỉnh sửa đầy đủ tính năng (Gợi ý nên dùng QuillJS) 

  • Danh mục.

  • Lọc các ghi chú theo danh mục

  • Màn hình ghi chú chi tiết với giao diện gọn gàng để tùy chọn chỉnh sửa và lưu.

  • Tùy chọn đẩy thông báo đẩy (hoặc local) trong ghi chú.

  • Chia sẻ mạng xã hội

  • Nhóm người dùng và người cộng tác

  • Phần trò chuyện cho những người công tác trên cùng một ghi chú

  • Tải hình ảnh lên (như một phần của trình soạn thảo văn bản)

  • Hỗ trợ ngoại tuyến

  • Chế độ tối

Bạn sẽ học gì?
  • Thiết lập không gian React Native (cài đặt react-native & NPM, Visual Studio Code, v.v.)

  • Hiểu các thành phần giao diện người dùng cơ bản trong React Native.

  • Làm việc với các thành phần React Native cơ bản như Văn bản, Hình ảnh, Chế độ xem, Nút, ScrollView.

  • Cách điều hướng giữa các màn hình trong React Native.

  • Cách tích hợp các plugin soạn thảo văn bản như QuillJS.

  • Cách thực hiện đẩy thông báo trong React Native

  • Cách thực hiện các hoạt động CRUD trên Async Storage

  • Cách sử dụng các nền tảng không máy chủ như AWS hoặc Firebase

  • Cách xuất bản ứng dụng lên App Store và Google Play.

  • Đăng nhập Facebook

  • Cách xây dựng một ứng dụng trò chuyện trong React Native

9. Ứng dụng Sự kiện 


 

Đây là một ứng dụng khá phức tạp trong đối với những người vẫn đang học về ngôn ngữ lập trình. Tạo ứng dụng này rất đơn giản cung cấp cho người mới bắt đầu với React Native kiến ​​thức về cách sử dụng các thành phần React phổ biến khác nhau, quy trình làm việc cốt lõi và npm packages. Trong số tất cả các ý tưởng ứng dụng React Native, đây là ý tưởng yêu thích của chúng tôi và chúng tôi thực sự khuyên bạn nên xây dựng ứng dụng liên quan đến nó Đặc biệt nếu bạn là người hoàn toàn mới bắt đầu với React Native.

Bạn có thể tạo ra phiên bản ứng dụng Sự kiện của riêng mình trong React Native. Bạn có thể tham khảo các ứng dụng sẵn có như: Event Planner, Plan it out, hoặc Event Planning. Facebook Events cũng là một ứng dụng hay.

Người mới bắt đầu có thể triển khai ứng dụng sự kiện trong React Native một cách dễ dàng bằng cách học cách sử dụng các thành phần cơ bản của React Native UI. Chúng có thể cho phép người dùng tạo sự kiện với nhiều thông tin khác nhau (chẳng hạn như ngày, giờ và mô tả). Bạn có thể tận dụng plugin soạn thảo văn bản như Quill.JS, plugin này sẽ mang lại cho người dùng trải nghiệm tốt hơn trong việc tạo mô tả sự kiện nâng cao. Bạn có thể cho phép người tạo sự kiện thêm các thành viên cần thiết vào một sự kiện cụ thể và cung cấp giao diện trò chuyện để thảo luận về sự kiện. Bạn cũng có thể lên lịch để theo dõi và cho trải nghiệm người dùng tốt hơn. Bạn cũng có thể xây dựng tính năng social như đăng và thảo luận về các chủ đề khác nhau trong chính trang sự kiện đó.

Người mới bắt đầu có thể thực hiện với dữ liệu JSON giả lập chứa các sự kiện (tiêu đề, mô tả, thành viên, v.v.) để tạo giao diện cơ bản. Sau đó triển khai một giao diện giống như mẫu để tạo sự kiện, giao diện này sẽ lưu sự kiện mới được tạo vào cơ sở dữ liệu máy chủ. Sử dụng cùng một cơ sở dữ liệu để feed danh sách sự kiện vào giao diện người dùng. Bạn có thể thêm tính năng đẩy thông báo để gửi thông tin cập nhật đến tất cả các thành viên trong một sự kiện. Sau khi thực hiện xong các chức năng cơ bản, bạn có thể thêm phần trò chuyện vào ứng dụng React Native của mình để cho phép các thành viên trong sự kiện thảo luận với nhau (riêng tư hoặc công khai).

Các tính năng bạn có thể triển khai khi mới bắt đầu
  • Màn hình đăng ký và đăng nhập.

  • Thanh điều hướng

  • Thêm sự kiện mới

  • Biểu mẫu với trình soạn thảo văn bản phong phú.

  • Màn hình danh sách sự kiện.

  • Màn hình chi tiết sự kiện hỗ trợ thêm thành viên.

  • Giao diện trò chuyện với Firestore để thảo luận về sự kiện.

  • Tính năng Tải ảnh bìa lên.

  • Thành phần lịch.

  • Bài đăng và nhận xét trong trang sự kiện

  • Đẩy thông báo

  • Nhắc nhở

  • Calendar component.

  • Posts & comments within the event page

  • Push Notifications

  • Reminders

Bạn sẽ học gì?
  • Thiết lập không gian React Native (cài đặt react-native & NPM, Visual Studio Code, v.v.)

  • Tìm hiểu sâu về các Thành phần giao diện người dùng trong React Native, đặc biệt là các trường văn bản, bộ chọn ngày, tab, điều hướng.

  • Cách tích hợp trình soạn thảo văn bản đa dạng thức như QuillJS.

  • Tìm hiểu cách tích hợp thành phần lịch và sửa đổi theo nhu cầu.

  • Cách tích hợp dịch vụ tải ảnh lên.

  • Tìm hiểu cách triển khai đẩy thông báo

  • Cách sử dụng Firebase hoặc Parse để quản lý người dùng

  • Đọc & Viết từ/ đến cơ sở dữ liệu backend

  • Cách thêm tính năng trò chuyện vào ứng dụng React Native của bạn

  • Cách xuất bản ứng dụng lên App Store và Google Play.

10. Ứng dụng Mua sắm


Bạn không thể liệt kê quá nhiều ý tưởng ứng dụng React Native mà không cân nhắc việc xây dựng một ứng dụng mua sắm trong React Native. Ý tưởng ứng dụng thương mại điện tử có thể là ý tưởng thú vị nhất cho người mới bắt đầu vì họ có thể tìm hiểu về các quy trình, thành phần và chức năng cốt lõi của ứng dụng thương mại điện tử, ví dụ như chức năng giỏ hàng.

Người mới bắt đầu với React Native có thể tạo ứng dụng mua sắm khá dễ dàng. Các ứng dụng rất thành công như Amazon, Flipkart, AliExpress đã kiếm được hàng tỷ USD doanh số thông qua bán hàng trực tuyến, vì vậy đây là một điểm khởi đầu tốt cho bạn. Hãy tìm hiểu các ứng dụng này và trích xuất các tính năng tuyệt vời nhất để bạn có thể xây dựng thành công một ứng dụng của riêng bạn.

Một số tính năng mà bất kỳ ứng dụng thương mại điện tử nào cũng phải có ví dụ như danh sách sản phẩm, chi tiết sản phẩm, danh mục, danh mục phụ, giỏ hàng, quy trình thanh toán và thanh toán. Một vài tính năng nâng cao hơn có thể kể đến như giảm giá, bán hàng, phiếu giảm giá, theo dõi đơn hàng và thậm chí cả mua sắm AR.

Chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu với một ứng dụng satic, nơi các sản phẩm và danh mục được mã hóa cứng trong mã React Native (dưới dạng mảng, bộ hoặc từ điển). Sau khi hoàn thành các tính năng chính và giao diện người dùng, bạn nên cân nhắc Firebase làm backend cho ứng dụng React Native đầu tiên của mình, ứng dụng này sẽ đóng vai trò là cơ sở dữ liệu động cho các sản phẩm, danh mục và người dùng của bạn. Sau đó, bạn có thể tích hợp cổng thanh toán như Stripe, Paypal hoặc Braintree. Trong trường hợp bạn muốn tạo ứng dụng nhanh hơn thì chúng tôi đã xây dựng cho bạn Ứng dụng thương mại điện tử React Native với tất cả các tính năng này.

Các tính năng Thương mại điện tử mà người mới bắt đầu có thể thực hiện
  • Thiết lập không gian React Native (cài đặt react-native & NPM, Visual Studio Code, v.v.)

  • Hiểu các thành phần giao diện người dùng trong React Native, với  props and states

  • Làm việc với các thành phần React Native cơ bản như Văn bản, Hình ảnh, Chế độ xem, Nút, Chế độ xem cuộn, etc.

  • Tạo kiểu cho các thành phần giao diện người dùng với các yếu tố thiết kế cơ bản (font chữ, màu sắc, cỡ chữ, vv)

  • Hiểu các khái niệm cốt lõi liên quan đến Flexbox Layout

  • Cách điều hướng giữa các màn hình khác nhau trong React Native.

  • Cách sử dụng Firebase Auth để quản lý người dùng.

  • Lưu trữ sản phẩm trong kho dữ liệu firebase backend hoặc trong bất kỳ cơ sở dữ liệu nào khác.

  • Cách sử dụng đẩy thông báo trong React Native

  • Tìm hiểu cách tích hợp các cổng thanh toán như Stripe, Paypal hoặc Braintree cùng với thông tin đăng nhập của người dùng.

  • Tìm hiểu quy trình của từng luồng giao dịch.

  • Cách tích hợp giỏ hàng trong React Native

  • Cách xử lý WordPress API với các HTTP Package như fetch hoặc Axios

  • Cách triển khai dịch vụ tải hình ảnh lên (với Bộ nhớ Firebase)

  • Cách xuất dữ liệu sang CSV và PDF

  • Đọc & Ghi dữ liệu từ / tới backend của máy chủ

  • Cách xuất bản ứng dụng lên App Store và Google Play

  • How to publish an app to App Store & Google Play

Tóm lại

Đây là 10 Ý tưởng ứng dụng React Native tốt nhất mà một người hoàn toàn mới bắt đầu với React Native có thể sử dụng trong quá trình học phát triển ứng dụng. Bằng cách xây dựng một ứng dụng từ khi bắt đầu cho đến khi đưa  lên App Store, bạn sẽ tìm hiểu về mọi giai đoạn của quá trình phát triển ứng dụng dành cho thiết bị di động. Chúng tôi thực sự khuyên bạn nên bắt đầu với một ý tưởng ứng dụng, xây dựng và xuất bản nó lên cả hai app store lớn.

Tại Instamobile, chúng tôi cung cấp cho bạn các template React Native đầy đủ chức năng giúp bạn bắt đầu quá trình phát triển ứng dụng. Bạn sẽ học hỏi được nhiều từ cơ sở mã code chất lượng cao được viết bởi các kỹ sư có kinh nghiệm, những người làm việc trong các công ty hàng đầu như Twitter và Instagram. Chúng tôi cũng là những người mới bắt đầu như bạn và đây là cách chúng tôi học cách viết mã. Vì vậy, hãy làm theo ví dụ của chúng tôi, nếu bạn nghĩ nó phù hợp với bạn.

Hãy chia sẻ blog này ngay nếu bạn thấy nó hữu ích và giúp đỡ rất nhiều trong việc hướng dẫn những người cũng mới bắt đầu với React native như bạn. Happy Coding!

Chờ chút: Nếu bạn đang tự học React Native và muốn đi làm nhanh về lĩnh vực này thì hãy tham gia ngay Khóa học Front end với React Native cùng chuyên gia doanh nghiệp. Đào tạo từ số 0 cho người mới bắt đầu. Hỗ trợ giới thiệu thực tập / Việc làm sau khóa học.

---
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI
Học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học thực tế + Tuyển dụng ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0383.180086
Email: hello@niithanoi.edu.vn
Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/
 
#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahocreactnative #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp #java #php #python #react
Bình luận Facebook
Khóa học liên quan đến bài viết

KHÓA HỌC LẬP TRÌNH FRONT END VỚI REACT.JS

56 giờ
Học Lập trình Front end hiện đại với ReactJS. Học làm chủ HTML, CSS, JS và thư viện JavaScript phổ biến nhất hiện nay. Sẵn sàng đi thực tập / đi làm ngay sau khóa học.

FRONT-END VỚI REACTJS VÀ REACT NATIVE

95h (5,5 tháng)
Khóa học duy nhất tại Hà Nội giúp bạn trang bị kiến thức đa nền tảng về Front-end. Với khóa học này, bạn hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ phát triển ứng dụng mobile với React Native đồng thời xây dựng được các Trang Web bằng ReactJS...
Mục lục
Đăng ký tư vấn
Nhân viên gọi điện tư vấn miễn phí sau khi đăng ký
Được cập nhật các ưu đãi sớm nhất
Hotline: 0383180086
Tên không được để trống
Số điện thoại không được để trống
Email không được để trống
Hãy đăng ký để nhận những thông tin mới nhất về học bổng mới nhất tại NIIT - ICT Hà Nội
top
Đóng lại Đăng ký học tại NIIT - ICT Hà Nội
6260+ học viên đã theo học tại NIIT - ICT Hà Nội và có việc làm tốt trong ngành lập trình. Nắm lấy cơ hội ngay hôm nay!
Chọn khóa học
  • KHÓA HỌC LẬP TRÌNH FRONT END VỚI REACT.JS
  • KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PHP WEB
  • Khóa học PHP Full stack [2023] cho người mới bắt đầu
  • Khóa học BIG DATA với Hadoop và Spark
  • Khóa học Lập trình Android tại Hà Nội
  • [Tuyển sinh 2023] Lập trình viên Quốc tế DigiNxt
  • Khóa học Tiền lương & Phúc lợi (C&B Excel) tại Hà Nội
  • LẬP TRÌNH GAME
    • Khóa học Lập trình Game Unity
  • LẬP TRÌNH WEB FRONT END
    • KHÓA HỌC PYTHON HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
    • KHÓA HỌC ANGULAR & TYPESCRIPT (FRONT END)
  • LẬP TRÌNH WEB BACK END
    • LẬP TRÌNH JAVA WEB VỚI FRAME WORK
    • Lập trình Web với Django
    • Lập trình PHP với Laravel Framework
  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
    • Khóa học Tiền lương & Phúc lợi (C&B Excel) tại TP HCM
  • LẬP TRÌNH WEB FULL STACK
    • Khóa học Java Full stack (IJFD)
  • LẬP TRÌNH MOBILE
    • FRONT-END VỚI REACTJS VÀ REACT NATIVE
    • Lập trình Android Nâng cao
  • ĐÀO TẠO CHO DOANH NGHIỆP
    • KHÓA HỌC BUSINESS ANALYSIC TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO 2023
    • Khóa học Magento: Làm chủ CMS TMĐT lớn nhất
    • Khóa học IOT: Xây dựng Sản phẩm IOT với Raspberry Pi
    • Khóa học Automation Testing Chuyên nghiệp
  • KHÓA HỌC DỰ ÁN
    • Học sử dụng bộ Office: Word, Excel, Power Point, Mail chuyên nghiệp
  • KHÓA HỌC KHÁC
    • VBA Excel Toàn Tập (Cơ Bản - Nâng Cao)
    • VBA Excel Nâng cao
    • Khóa học JMeter: Performance Testing
    • Khóa học Tester đạt chuẩn Quốc tế ISTQB Foundation Level
    • Khoá Học Tester đạt chuẩn quốc tế ISTQB Advanced Level
Bạn chưa chọn khóa học cần đăng ký
Tên không được để trống
Số điện thoại không được để trống
Email không được để trống
Đăng ký học thành công!
Cảm ơn bạn đã đăng ký học tại NIIT - ICT HÀ NỘI!