Kỹ thuật Test Manual giúp tester phát hiện lỗi để kịp thời khắc phục, đảm bảo mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng, đúng tiến độ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thực hiện và ưu nhược điểm của kỹ thuật Test Manual.
Tham khảo: Khóa học Tester tại Hà Nội của NIIT
Manual Testing là gì?
Manual Testing là một phương thức kiểm thử phần mềm, do tester thực hiện hoàn toàn và không có bất cứ thiết bị nào hỗ trợ. Tester sẽ thực hiện tất cả thao tác, chức năng của phần mềm một cách thủ công, giống như người dùng cuối (end-user) đang sử dụng sản phẩm.
Mục đích của Manual Testing là phát hiện bug lớn, nhỏ trong phần mềm và xác định phần mềm có vận hành đúng yêu cầu hay không, từ đó có hướng giải quyết kịp thời để phần mềm hoạt động trơn tru, ổn định trước khi bàn giao cho khách hàng.
Kiểm thử thủ công rất quan trọng bởi vì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể thực hiện kiểm thử tự động. Thêm nữa, đối tượng sẽ trải nghiệm phần mềm là người dùng, cho nên, không có gì lạ khi chúng ta sử dụng con người để kiểm thử phần mềm.
Quá trình kiểm thử phần mềm sẽ trở nên linh hoạt hơn nhờ Manual Testing vì có thể thử nghiệm được nhiều phương án. Manual Testing thường được áp dụng trong các trường hợp: kiểm thử thăm dò, kiểm thử Ad-hoc và kiểm thử khả năng sử dụng (Usability Testing).
Các loại Manual Testing
Mục đích của Manual Testing là đảm bảo phần mềm hoạt động đúng với yêu cầu đặc tả. Hơn nữa, Manual Testing giúp phát hiện lỗi, kịp thời khắc phục để có được sự hài lòng và niềm tin của khách hàng. Manual Testing được chia thành 6 loại sau:
-
Unit Testing
-
System Testing
-
White Box Testing
-
Black Box Testing
-
Acceptance Testing
-
Integration Testing
Cách thực hiện Manual Testing
Manual Testing được thực hiện lần lượt theo các bước sau:
-
Đọc và hiểu tài liệu (hướng dẫn) về dự án phần mềm; nghiên cứu ứng dụng đang thử nghiệm (nếu có)
-
Phác thảo test cases gồm các yêu cầu được đề cập đến trong tài liệu (hướng dẫn) về phần mềm
-
Xem xét và lên kế hoạch về các trường hợp thử nghiệm với khách hàng và trưởng nhóm
-
Tiến hành các trường hợp kiểm thử trên AUT
-
Báo cáo tất cả những lỗi tìm thấy trên hệ thống phần mềm
-
Sau khi sửa lỗi, tester sẽ thực hiện các trường hợp thử nghiệm chấp nhận để xác định lỗi không xảy ra nữa
Manual Testing có những ưu và nhược điểm gì?
Manual Testing được các tester thực hiện hoàn toàn thủ công để rà soát lỗi tồn tại trong phần mềm. Mặc dù sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội nhưng kỹ thuật này cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định.
Ưu điểm
-
Manual Testing giúp tiết kiệm chi phí
-
Có được những phản hồi nhanh chóng, trực quan về giao diện thiết kế của phần mềm
-
Khi có thay đổi nhỏ sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho việc kiểm tra phần mềm
-
Có nhiều cơ hội chạy thử nghiệm để tìm kiếm lỗi phức tạp, giúp tester nâng cao tay nghề
Nhược điểm
-
Cần số lượng lớn và đầu tư nhiều cho nguồn nhân lực
-
Tester mất khá nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm lỗi
-
Độ tin cậy, tiện lợi của kỹ thuật Test Manual kém hơn so với Automation Test
-
Chỉ hữu ích khi các case kiểm thử chạy một hoặc hai lần, không lặp lại thường xuyên
-
Quá trình Manual Testing không được ghi lại, do đó không có tính tái sử dụng các trường hợp kiểm thử
Các tool hỗ trợ Manual Testing
Hiện nay, có rất nhiều tool có khả năng tối ưu hóa việc kiểm thử thủ công, giúp tiết kiệm thời gian, công sức của tester. Các tool hỗ trợ Manual Testing mà bạn có thể tham khảo gồm:
-
Chụp màn hình: Skitch, CloudApp
-
Quản lý test case: Zephyr, TestLink, TestLodge.
-
Tìm kiếm, quản lý issue: Jira, Trello, Basecamp
-
Kiểm thử API: SoapUI, Postman, REST Assured
-
Kiểm thử đa trình duyệt: Sauce Labs, Browser Stack, Brower Shots
Một Manual Testing cần làm những công việc gì?
Công việc chính của Manual Testing là kiểm tra xem phần mềm có đảm bảo chất lượng hay không. Cụ thể, Manual Testing sẽ tìm kiếm, phát hiện lỗi tồn tại trên phần mềm, sau đó thông báo cho lập trình viên fix lỗi trước khi bàn giao cho khách hàng.
Với những bạn mới vào nghề thì việc trau dồi kiến thức và kỹ năng để hoàn thành tốt công việc là vô cùng cần thiết. Nếu muốn trở thành một Manual Testing chuyên nghiệp, bạn cần:
-
Hiểu rõ tất cả kỹ thuật Test Manual cơ bản, xây dựng tư duy phân tích để nắm chắc mọi quy định quan đến kỹ thuật test và dễ dàng tìm kiếm lỗi.
-
Nâng cao trình độ ngoại ngữ nhất là tiếng Anh để thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm tài liệu hướng dẫn của nước ngoài. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp bạn “ghi điểm” với nhà tuyển dụng.
Muốn làm Manual Testing cần học những gì?
Nếu muốn trở thành một Manual Testing chuyên nghiệp, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành.
Kiến thức chung:
-
Kiến thức về sử dụng máy tính, cài đặt phần mềm, tin học và kiến thức cơ bản về lập trình bao gồm SQL, CSS, HTML,…
-
Các định nghĩa về test, thuật ngữ sử dụng trong test, quy trình test, quy trình phát triển phần mềm.
-
Hiểu rõ về những loại test phổ biến như Functional testing, Non-Functional testing, Structural testing, Change related testing.
-
Cần chủ động tìm kiếm và tham khảo những tài liệu liên quan đến kỹ thuật Test Manual.
Kiến thức chuyên ngành:
-
Create a Test Plan: Đây là thành phần quan trọng trong một Test Plan cơ bản.
-
Design Test case: Là cách tạo và viết cho một test case thông dụng, đảm bảo nó phù hợp với quy trình test của mỗi loại phần mềm khác nhau.
-
Test Design Techniques: Một Manual Testing cần hiểu rõ về kỹ thuật thiết kế kiểm thử. Kỹ thuật này bao gồm 2 dạng chính: Dynamic Testing (kiểm thử động) và Static Testing (kiểm thử tĩnh).
-
Test Report: Hiểu đơn giản, Test Report là bản tóm tắt trong đó có mục tiêu, những hoạt động và kết quả kiểm thử. Mục đích của Test Report là giúp những bộ phận liên quan đánh giá được chất lượng sản phẩm.
-
Coding: Ngoài những kiến thức chuyên ngành kể trên, bạn cần biết về một số ngôn ngữ lập trình nâng cao để có thể sửa được mọi lỗi kỹ thuật.
Kết luận: Kỹ thuật Test Manual đóng vai trò quan trọng trong kiểm thử phần mềm. Kỹ thuật này đòi hỏi khá nhiều thời gian, sự tỉ mỉ, kiên trì, sáng tạo của mỗi tester. Tester cần suy nghĩ, hành động dưới vai trò của người dùng cuối để có thể trao đến tay khách hàng sản phẩm chất lượng, đúng yêu cầu và thời hạn.
Bài viết liên xem thêm: