6 Mẹo học làm Lập trình viên Full Stack

Ngày đăng: 18/09/2020   -    Cập nhật: 22/09/2020
Làm thế nào để học làm Lập trình viên Full Stack? Là một trong những chủ đề nóng nhất đối với các bạn yêu thích lập trình, kể cả đối với dân công nghệ, cuộc thảo luận này là chưa bao giờ ngừng lại.


Trên LinkedIn hay Facebook, rất nhiều người đặt cho mình chức danh là Full Stack Developer (Lập trình viên Full Stack).


Có vẻ như chủ đề “Full Stack” đã trở thành một xu hướng việc làm mới.


Nhưng cung có một số bài báo cũng thảo luận về ưu điểm của Lập trình viên full stack đã nhận được cả lời khen và lời chê.


Một số người cho rằng full stack chỉ là một danh hiệu, và nên tập trung vào năng lực cá nhân và công nghệ thực sự hơn là quan tâm đến danh hiệu.


Về cơ bản, mình nghĩ rằng các cuộc thảo luận về Full stack hầu hết là tranh luận về chiều sâu và bề rộng về các kỹ năng lập trình của các chuyên gia trong ngành.



1. Một lập trình viên Full stack là gì?



Nói một cách đơn giản, lập trình viên full stack là loại người thành thạo nhiều kỹ năng và sử dụng những kỹ năng này để hoàn thành sản phẩm lập trình một cách độc lập.


Một câu giải thích ngắn gọn về Lập trình viên Full stack như thế này:



"Một Lập trình viên Full stack là một người có thể xử lý tất cả công việc liên quan đến cơ sở dữ liệu, máy chủ, kỹ thuật hệ thống và máy khách. Công nghệ sử dụng sẽ tùy thuộc vào dự án, những gì khách hàng yêu cầu"


Trên thực tế, “full stack” đề cập đến việc tập hợp một loạt các công nghệ cần thiết để hoàn thành một dự án.


Stack” đề cập đến một tập hợp các mô-đun con.


Các mô-đun con hoặc thành phần này kết hợp với nhau để đạt được chức năng cần thiết.



2. Tại sao hay có tranh luận trái chiều về Lập trình viên Full Stack?



Như đã đề cập ở trên, các cuộc tranh luận về lập trình viên full stack thực sự là cuộc tranh luận về chiều sâubề rộng của các kỹ năng công nghệ.


Đặc biệt tại hội nghị OSCON, một kỹ sư của Facebook cho biết họ chỉ thuê một “Lập trình viên Full Stack”.


Chủ đề này là kết quả của một cuộc thảo luận sôi nổi về những điểm mạnh và điểm yếu của việc trở thành một lập trình viên full stack.



Ưu điểm của Lập trình viên Full Stack



Các lập trình viên full stack tiếp cận dự án theo chiều ngang, do đó họ có thể tạo ra các nguyên mẫu thiết kế cho một sản phẩm rất nhanh.


Với khả năng full stack, họ có góc nhìn rộng hơn và tư duy tích cực hơn.


Hơn nữa, họ sẽ nhạy cảm hơn với vấn đề kỹ thuật và sản phẩm.


Vì vậy, các lập trình viên full stack luôn có thể đưa ra ý kiến đóng góp đối với sản phẩm hoặc thiết kế.


Từ một khía cạnh khác, lập trình viên Full stack có thể giúp đỡ mọi người trong nhóm và giảm đáng kể thời gian và chi phí kỹ thuật của giao tiếp nhóm không hiệu quả trong nhóm.


Ví dụ:



"Một người làm về Back end (không phải Full stack) có thể sẽ không biết gì về thiết kế UI / UX dẫn tới có thể không hiểu tại sao bộ phận thiết kế lại đưa ra thiết kế như vậy (có thể gây khó khăn khi thiết kế hệ thống Back end)"


Ngược lại:


"Một nhà thiết kế không hiểu về kỹ thuật Back end có thể sẽ tạo ra các mẫu thiết kế cần nhiều thời gian, kỹ năng để hoàn thành hơn. Từ đó gia tăng chi phí, kéo dài thời gian dự án"


Tuy nhiên, những điều này sẽ được giải quyết nếu có một Lập trình viên Full stack trong nhóm.


Cũng chính vì việc họ am hiểu tất cả quy trình để tạo ra một sản phẩm công nghệ... thế nên, nhiều người trong số họ có thể sẽ trở thành doanh nhân hoặc là cố vấn kỹ thuật của các công ty Startup.



Nhược điểm của Lập trình viên Full Stack:



Chính vì sự phát triển của công nghệ theo chiều ngang, một số lập trình viên full stack không đủ thời gian để nghiên cứu sâu vào một kỹ năng.


Hầu hết trong số các lập trình viên Full Stack sẽ có rất nhiều kỹ năng, nhưng khi nói đến một kỹ năng cụ thể thì thường không giỏi như những người làm chuyên về nó.


Thật sự thì đúng như vậy, cùng một thời gian như nhau, Lập trình viên Full stack phải học 7 - 8 kỹ năng.


Còn người khác (ví dụ Lập trình viên Back end) chỉ tập trung 1 - 2 kỹ năng.


Thế nên việc "Biết nhiều mà không thực sự sâu" là hiển nhiên (nếu khả năng học hỏi của 2 người được so sánh là như nhau)



3. Làm thế nào để trở thành một lập trình viên Full Stack?



Để đủ điều kiện để trở thành một Lập trình viên Full stack, bạn phải có tất cả các kiến thức, kỹ năng xây dựng một ứng dụng hoàn chỉnh.

06 Mẹo học làm lập trình viên Full Stack


3.1. Ngôn ngữ lập trình chính



Bạn cần phải thoải mái với ít nhất một ngôn ngữ lập trình, chẳng hạn như JAVA, PHP, C#, Python, Ruby, Perl, v.v.


"Biết càng nhiều ngôn ngữ lập trình càng tốt"


Vì hầu hết các quy trình làm việc của bạn đều cần sử dụng đến ngôn ngữ lập trình (không phải cần tất cả)


Nhưng bạn cũng phải nắm vững cú pháp ngôn ngữ và cực kỳ hiểu về cấu trúc, thiết kế, triển khai và kiểm thử dự án dựa trên một ngôn ngữ hoặc nhiều ngôn ngữ.


Ví dụ: Nếu bạn chọn JAVA, thì bạn cần phải nắm vững phương pháp lập trình hướng đối tượng và các design pattern, các thành phần dựa trên J2EE....


Mẹo #1: Để có thể học được rất nhiều ngôn ngữ, bạn cần nắm vững phần kiến thức về CẤU TRÚC DỮ LIỆU và THUẬT TOÁN. Vững chắc hai phần này thì dù là ngôn ngữ nào cũng đều như nhau.


Học các ngôn ngữ này ở đâu?: Bạn có thể học trên bất kỳ trang web hướng dẫn lập trình nào như edX, Udemy, Cousera, Lynda hay Unica, Edumall.... hoặc học tại trung tâm dạy lập trình nào đó.



3.2. Framework và thư viện bên thứ ba



Các ngôn ngữ lập trình phổ biến thường đi kèm với một số Frameworks được phát triển tốt, chẳng hạn như:


  • JAVA: Spring, Spring boot, Maven, Hibernate
  • PHP: Laravel, CodInighter, Cache PHP, Symfony
  • Python: Django, Flask
  • Ngoài ra còn có: Express, NodeJS...


Mẹo #2: Hãy luyện tập thành thạo cách lập trình thuần trước khi tìm hiểu về Frameworks. Và hãy tìm hiểu kỹ về kiến trúc, bản chất của Framework trước khi bắt đầu sử dụng nó.


3.3. Công nghệ Front end



Hiện nay, các công nghệ front end ngày càng trở nên quan trọng hơn trong quá trình phát triển sản phẩm công nghệ.


Ngoài tính năng, thì trải nghiệm người dùng (UX - User Experience) cũng là một trong những tiêu chí để kiểm chứng sự thành công của một sản phẩm.


Tất cả những điều đó phụ thuộc vào việc triển khai công nghệ front-end, do đó bạn cần phải nắm vững một số công nghệ front end cốt lõi như:



  • HTML5
  • CSS3
  • JavaScript


Và nghiên cứu thêm về các framework hoặc thư viện bên thứ ba như:


  • Bootstrap
  • JQuery
  • React, Angular hoặc VueJS


Mẹo #3: Hãy là một người yêu thích sự tinh tế. QUAN TRỌNG - Phải biết W3Schools và đọc tài liệu chuẩn do nhà phát hành cung cấp.


3.4. Database và Cache



Bất kỳ sản phẩm hay dự án công nghệ nào cũng cần có cơ sở dữ liệu để lưu trữ dữ liệu.


Là một Lập trình viên Full Stack, bạn cũng cần biết ít nhất một hoặc hai cơ sở dữ liệu và biết cách thao tác với cơ sở dữ liệu đó.


Hiện tại, cơ sở dữ liệu phổ biến là MySQL, MongoDB, Redis, Oracle, SQLServer, v.v.


MySQL thì là loại cơ sở dữ liệu quan hệ, nó phổ biến cho các doanh nghiệp đã có cấu trúc dữ liệu xác định.


Còn MongoDB là một cơ sở dữ liệu không quan hệ, nó được sử dụng rộng rãi đối với các doanh nghiệp có lượng dữ liệu tăng trưởng nhanh, phi cấu trúc.


> Xem thêm: Nên chọn SQL hay NoSQL


Đối với các dự án lớn hơn, bạn nên sử dụng MySQL hoặc Oracle làm cơ sở dữ liệu back end.


Trong khi cơ sở dữ liệu bộ nhớ, chẳng hạn như Redis, có thể được sử dụng để lưu vào bộ nhớ đệm nhằm cải thiện hiệu suất hệ thống.


Mẹo 4: Hãy tìm hiểu về kiến trúc, bản chất của từng loại cơ sở dữ liệu trước khi bắt đầu. Đừng cứng nhắc, hãy biết khi nào nên và khi nào không nên.



3.5. Khả năng thiết kế cơ bản



Hầu hết các cuộc thảo luận về Lập trình viên Full Stack hiếm khi nhắc đến kỹ năng thiết kế.


Nhưng mình nghĩ kỹ năng thiết kế trong thời buổi này là rất quan trọng.


Các nguyên tắc và kỹ năng thiết kế những nguyên mẫu, thiết kế UI, thiết kế UX cũng là những phần mà một lập trình viên Full stack nên dành thời gian để nghiên cứu.


Mẹo #5: Không có gì khác ngoài việc luyện tập. Tìm cảm hứng bằng việc theo dõi các nhà thiết kế hàng đầu. Quan trọng - Nắm vững các nguyên tắc thiết kế trước khi bắt đầu.



3.6. Luôn học tập, hoàn thiện bản thân



Lập trình viên Full stack làm việc với rất nhiều công nghệ, các công nghệ lại liên tục cập nhật và thay đổi từng ngày.


Chính thế nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên Full stack, hãy luôn giữ tinh thần học tập, cập nhật công nghệ hàng ngày, hàng giờ.


Bởi mỗi công nghệ chỉ cần thay đổi 1 chút thôi (10 công nghệ là 10 thay đổi), dẫn tới công việc của bạn đã phải thay đổi rất nhiều.


Ngoài ra, một Lập trình viên Full stack bạn cần hoàn thiện, hun đúc thêm:



  • Tư duy tổng quan
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Sáng tạo
  • Tò mò
  • Kỹ năng quản lý thời gian


Mẹo 6: Hãy khao khát tri thức, luôn suy nghĩ tích cực và sẵn sàng đón nhận những thử thách mới. QUAN TRỌNG - Hãy rèn luyện việc học điều mới MỖI NGÀY để việc học trở thành thói quen.


Tổng kết



Như bạn thấy, học lập trình full stack cần hoàn thiện rất nhiều mảng kiến thức. Khó khăn là không hề nhỏ.


Thế nhưng, mức lương được trả và cơ hội bạn nhận được sẽ hoàn toàn xứng đáng với nỗ lực bạn bỏ ra.


> Tham khảo: Lương Lập trình viên (BC 2020)


Và theo quy luật 10.000 giờ của Gladwell, bạn sẽ mất 10 năm làm việc với Front end, Back end ... để thực sự trở thành một chuyên gia lập trình full stack.



Chỉ là để thực sự trở thành chuyên gia cũng không phải trong một sớm một chiều.


Dĩ nhiên, để bắt đầu đi làm với chức danh Lập trình viên Full Stack thì cũng không mất quá nhiều thời gian đâu.


> Tham khảo ngay: Chương trình HỌC LẬP TRÌNH FULL STACK tại NIIT - ICT Hà Nội. Sau 12 tháng bạn đã có thể đủ kiến thức cốt lõi để đi làm.


Dù trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này rất khó. Nhưng những gì bạn cần bây giờ là học lấy nền tảng lập trình, củng cố các kỹ năng cốt lõi của Lập trình viên Full stack và bắt đầu dấn thân vào công việc ngay để hoàn thành 10.000 giờ làm việc khi vẫn còn trẻ, còn nhiệt huyết.


---
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI
Học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học làm Lập trình viên. Hành động ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0914939543
Email: hello@niithanoi.edu.vn
Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/
 
#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp #java #php #python
Bình luận Facebook
Khóa học liên quan đến bài viết

Khóa học PHP Full stack [2023] cho người mới bắt đầu

96 giờ
Khóa học Lập trình PHP Full stack, phiên bản cập nhật lần thứ 8. Dạy Lập trình PHP bài bản từ Front end đến Back end + Laravel. Hướng dẫn làm 2 Dự Án Web lớn

KHÓA HỌC PYTHON HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

50 giờ
Khóa học giúp học viên sử dụng thành thạo ngôn ngữ Lập trình Python (3x). Hiểu và phát triển được Ứng dụng Web với Django Framework. Học thực hành với Giảng viên cao cấp.

Lập trình PHP với Laravel Framework

42 giờ
Khóa học Lập trình PHP với Laravel Framework được NIIT - ICT HÀ NỘI xây dựng nhằm hoàn thiện kỹ năng lập trình web các các bạn đã biết Lập trình Web PHP thuần.

Khóa học Java Full stack (IJFD)

104 giờ
Học lập trình Java Fullstack với khóa học được xây dựng theo lộ trình bài bản, từ JAVA CƠ BẢN đến JAVA WEB và nâng cao về JAVA FRAMEWORK như: Spring Boot, Hibernate
Mục lục
Đăng ký tư vấn
Nhân viên gọi điện tư vấn miễn phí sau khi đăng ký
Được cập nhật các ưu đãi sớm nhất
Hotline: 0383180086
Tên không được để trống
Số điện thoại không được để trống
Email không được để trống
Hãy đăng ký để nhận những thông tin mới nhất về học bổng mới nhất tại NIIT - ICT Hà Nội
top
Đóng lại Đăng ký học tại NIIT - ICT Hà Nội
6260+ học viên đã theo học tại NIIT - ICT Hà Nội và có việc làm tốt trong ngành lập trình. Nắm lấy cơ hội ngay hôm nay!
Chọn khóa học
  • KHÓA HỌC LẬP TRÌNH FRONT END VỚI REACT.JS
  • KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PHP WEB
  • Khóa học PHP Full stack [2023] cho người mới bắt đầu
  • Khóa học BIG DATA với Hadoop và Spark
  • Khóa học Lập trình Android tại Hà Nội
  • [Tuyển sinh 2023] Lập trình viên Quốc tế DigiNxt
  • Khóa học Tiền lương & Phúc lợi (C&B Excel) tại Hà Nội
  • LẬP TRÌNH GAME
    • Khóa học Lập trình Game Unity
  • LẬP TRÌNH WEB FRONT END
    • KHÓA HỌC PYTHON HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
    • KHÓA HỌC ANGULAR & TYPESCRIPT (FRONT END)
  • LẬP TRÌNH WEB BACK END
    • LẬP TRÌNH JAVA WEB VỚI FRAME WORK
    • Lập trình Web với Django
    • Lập trình PHP với Laravel Framework
  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
    • Khóa học Tiền lương & Phúc lợi (C&B Excel) tại TP HCM
  • LẬP TRÌNH WEB FULL STACK
    • Khóa học Java Full stack (IJFD)
  • LẬP TRÌNH MOBILE
    • FRONT-END VỚI REACTJS VÀ REACT NATIVE
    • Lập trình Android Nâng cao
  • ĐÀO TẠO CHO DOANH NGHIỆP
    • KHÓA HỌC BUSINESS ANALYSIC TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO 2023
    • Khóa học Magento: Làm chủ CMS TMĐT lớn nhất
    • Khóa học IOT: Xây dựng Sản phẩm IOT với Raspberry Pi
    • Khóa học Automation Testing Chuyên nghiệp
  • KHÓA HỌC DỰ ÁN
    • Học sử dụng bộ Office: Word, Excel, Power Point, Mail chuyên nghiệp
  • KHÓA HỌC KHÁC
    • VBA Excel Toàn Tập (Cơ Bản - Nâng Cao)
    • VBA Excel Nâng cao
    • Khóa học JMeter: Performance Testing
    • Khóa học Tester đạt chuẩn Quốc tế ISTQB Foundation Level
    • Khoá Học Tester đạt chuẩn quốc tế ISTQB Advanced Level
Bạn chưa chọn khóa học cần đăng ký
Tên không được để trống
Số điện thoại không được để trống
Email không được để trống
Đăng ký học thành công!
Cảm ơn bạn đã đăng ký học tại NIIT - ICT HÀ NỘI!