Xin chào, nếu bạn đang muốn học ngôn ngữ lập trình, tìm cách để làm chủ bất kỳ ngôn ngữ lập trình mới nào, trước tiên hãy hành động.
Chúng ta nên cố gắng chọn ngôn ngữ lập trình theo nhu cầu cụ thể và theo sở thích của chúng ta, sau đó chỉ cần thực hiện từng bước từng bước một.
Học lập trình có thể là một khái niệm mới, có thể là cao siêu đối với những người mới bắt đầu. Tuy nhiên, mọi người đều như nhau, cũng bắt đầu tư con số 0 cả.
Vì vậy, để bạn bắt đầu tốt hơn, mình sẽ chia sẻ một số cách mà nhiều người đang áp dụng để học mọi ngôn ngữ lập trình và đã thành công cho người mới bắt đầu.
Và cách này cũng rất hiệu quả với mình. Hi vọng cũng sẽ phù hợp cho bạn.
Không lãng phí thời gian nữa, hãy bắt đầu nào!
Bước #1: Tìm hiểu về các chủ đề xung quanh ngôn ngữ đó
Bước đầu tiên bạn cần làm là nghiên cứu về các chủ đề của ngôn ngữ lập trình đó. Bạn có thể tìm hiểu qua các bài viết trên blog, video trên youtube...
Mình thì thích sử dụng video hơn vì nó có thể gia tăng tốc độ. Còn nếu bạn thích đọc, suy ngẫm, muốn xem lại chi tiết hơn thì các bài viết có thể sẽ phù hợp.
Tại thời điểm này, bạn cần phải tìm hiểu để biết công nghệ này là gì, tại sao bạn nên sử dụng nó và một chút về cách hoạt động của nó.
Bạn nên có hiểu biết khá vững chắc về những ưu và nhược điểm của việc sử dụng ngôn ngữ hoặc framework của nó.
> Từ vựng Coder: Framework - Một bộ khung, module, các tính năng ... được dựng sẵn theo ngôn ngữ để giúp việc lập trình trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.
Trước tiên thì bạn nên tìm hiểu xem các framework nào hiện đang phổ biến. Điều này rất quan trọng bởi càng phổ biến thì nó càng tốt và càng nhận được nhiều hỗ trợ trong dài hạn.
Từ đó, đảm bảo rằng khi bạn học xong, framework này vẫn còn sử dụng tốt nhiều năm tới.
Sau khi bạn hoàn thành phần này, bạn sẽ có một bức tranh toàn cảnh về thế giới công nghệ, các công nghệ xung quanh ngôn ngữ bạn đang định học và những ưu điểm, hạn chế của nó.
Tiếp đó, lúc này bạn có thể tin tưởng vào ngôn ngữ bạn chọn hoặc tìm kiếm một ngôn ngữ phù hợp hơn.
Và, bắt đầu...
Bước #2: Học ngôn ngữ cơ bản
Có rất nhiều trang web, video hướng dẫn về học ngôn ngữ lập trình mà bạn có thể tìm thấy trên internet.
Thậm chí, mỗi nhà phát hành đều có tài liệu hướng dẫn sử dụng chi tiết cho ngôn ngữ họ đang duy trì.
> Bạn có thể đọc bài viết HỌC CODE Ở ĐÂU này để biết thêm các trang web hướng dẫn lập trình cho người mới bắt đầu.
Tại đây, bạn sẽ cần học về:
-
Cách cài đặt môi trường để bắt đầu lập trình
-
Cách sử dụng trình soạn thảo code (Code Editor) hoặc IDE để viết code trên đó
-
Học cách tạo và chạy thử chương trình đầu tiên: Hello World
-
Học về các cú pháp cơ bản
-
Học cách sử dụng các câu lệnh điều kiện, vòng lặp
-
Học các tạo ra các hàm tùy chỉnh
-
Học các phương thức phổ biến
-
Học tạo các thuật toán phổ biến với ngôn ngữ đó
Tạo chương trình Hello World không phải là một nhiệm vụ khó.
Điều quan trọng là bạn tạo ra để làm quen với các bước Tạo chương trình - Viết code - Khởi chạy.
Nếu có lỗi trong quá trình khởi chạy bạn có thể thấy thông báo và từ thông báo đó bạn có thể Google để tìm cách sửa lỗi.
Nhiều người mới học lập trình thường không chú ý đọc thông báo lỗi mà lại mang "Những câu hỏi ngu ngốc" đi hỏi loạn xạ lên.
Cách này khiến bạn cứ mãi bị phụ thuộc vào người khác.
Nếu bạn chú ý đọc thông báo lỗi của IDE thì đa phần đều được IDE thông báo rõ ràng, sai gì, thiếu gì.
Chỉ cần nhìn vào đó và sửa lại là bạn có thể giải quyết hơn 90% vấn đề rồi.
Những điều cơ bản về ngôn ngữ lập trình này cực kỳ quan trọng để giúp bạn học tiếp các phần tiếp theo. Vì thế hãy dành nhiều thời gian cho nó, luyện tập đi luyện tập lại.
Đào sâu nghiên cứu bằng các bài viết hướng dẫn, thảo luận về nó.
Rồi khi sang phần tiếp theo bạn sẽ phải cám ơn vì phần nền tảng bạn rất vững.
> TIP Pro: Các lập trình viên chuyên nghiệp thường đọc tài liệu chuẩn từ nhà phát hành (Đây là tài liệu chuẩn nhất) để học cách sử dụng ngôn ngữ. Nhiều ngôn ngữ có Doc viết rất tệ, nhưng nó đầy đủ và chuẩn chỉ. Các ngôn ngữ, công nghệ mới thì tốt hơn.
Bước #3: Xây dựng ứng dụng nhỏ
Điều tiếp theo bạn cần làm là sử dụng ngôn ngữ bạn vừa học để xây dựng một ứng dụng nhỏ..
Điều thực sự quan trọng là bạn phải đảm bảo rằng ứng dụng nhỏ này thuần túy, không có gì khác ngoài những thứ bạn đang cố gắng tìm hiểu.
Ví dụ: Nếu bạn đang cố gắng tìm hiểu Java Core, đừng cố gắng chạy nó trên web.
Vì trọng tâm là học Java cơ bản nên bất kỳ thứ gì khác không liên quan, hoặc chưa cần thiết thì cố gắng tránh sử dụng. Tập trung tối đa cho từng chủ đề một trước đã.
> Tham khảo chương trình HỌC JAVA (Full stack) để biết cách tạo website với Java từ Front end đến Back end.
Những ứng dụng nhỏ này thực sự quá lớn hơn ứng dụng Hello World. Điều quan trọng là nó vừa đủ để giúp bạn cải thiện nhanh việc học ngôn ngữ lập trình của mình.
Các chương trình nhỏ vừa giúp bạn rèn luyện cú pháp, vừa giúp bạn rèn luyện tư duy logic tốt.
Dần dần, thậm chí bạn có thể xây dựng ứng dụng nhỏ nhưng sử dụng một số Framewok hoặc thư viện phổ biến bên trong ứng dụng đó.
Chẳng hạn bạn có thể sử dụng SWING để tạo ra các ứng dụng Desktop, hoặc sử dụng Spring Boot để tạo ra ứng dụng CRUD (Creat - Read - Upade - Delete) đơn giản.
Bước #4: Xây dựng ứng dụng với công nghệ liên quan
Vì bạn đã thành thục việc xây dựng các ứng dụng nhỏ, trong bước thứ tư này, sẽ là xây dựng ứng dụng với các công nghệ hỗ trợ như thư viện hoặc Framework.
Bởi trong thực tế, rất ít khi người ta xây dựng ứng dụng thực chỉ bằng ngôn ngữ.
Do đó, đây nên là bước tiếp theo.
Bạn sẽ cần học các công nghệ được kết nối với nhau (Tech Stack) để sử dụng chúng tạo ra ứng dụng.
Bạn có thể mở rộng các ứng dụng đơn giản mà bạn đã tạo ra ở phần trước, thay vì sử dụng ngôn ngữ thuần túy bạn có thể thêm công nghệ.
Bởi vì nếu bạn đang xây dựng một ứng dụng tương tự hoặc giống nhau, bạn sẽ thấy chỗ nào dễ hơn và chỗ nào khó hơn khi không sử dụng Framework.
Hoặc thay vì chỉ chạy trên IDE, hãy triển khai nó trên môi trường web, cung cấp cho nó một giao diện tương tác (Đơn giản nhất có thể)
Khi sử dụng chúng cùng nhau, bạn sẽ thực sự hiểu rõ được ưu, nhược điểm của chúng. Các vận dụng ngôn ngữ trong thực tế.
Và đừng cố gắng làm thứ gì đó phức tạp vội, nó có thể là quá mức cần thiết.
Ở bước này, bạn chỉ cần làm quen với các thư viện, framework. Học cách sử dụng ngôn ngữ để tương tác với chúng là đủ.
Bước #5: Xây dựng dự án mà bạn muốn
Và bây giờ chúng ta đang ở bước cuối cùng xây dựng ứng dụng / trang web mà ngay từ đầu bạn đã muốn làm nó.
Ví dụ: Nếu bạn muốn tạo web với Java thì có lẽ Spring Boot sẽ giúp bạn trong bước này tốt hơn.
Ứng dụng này không giống như ứng dụng đơn giản làm quen với Framework ở bước 4 nữa.
Đây có thể là một nhiệm vụ khó khăn vì bạn chưa có nhiều kinh nghiệm.
Bước cuối cùng này sẽ tốn thời gian nhất.
Bạn có thể sẽ cần đọc rất nhiều hướng dẫn, tham khảo các đàn anh đi trước, hoặc nếu được thì xin thực tập tại công tỳ nào đó để được hướng dẫn phần này.
Trong quá trình xây dựng ứng dụng của bạn, mình khuyên bạn nên chia chúng thành các ứng dụng nhỏ và tận dụng kinh nghiệm xây dựng ứng dụng nhỏ để hoàn thành từng phần, từng phần một.
Ở phần này, bạn cũng có thể tìm kiếm một khóa học hướng dẫn làm ứng dụng cụ thể từ A - Z để học kinh nghiệm tạo ứng dụng của họ.
Việc này có thể nhanh hơn rất nhiều, chỉ cần đảm bảo rằng bạn không chỉ chép code mà còn thực sự hiểu từng dòng code.
Bạn nên nhớ là, người ta có thể dạy bạn một lần, nhưng không thể chỉ bạn mãi.
Hãy học cách họ tư duy giải quyết vấn đề, các họ tiếp cận và xử lý vấn đề khi gặp lỗi.
Đó cũng là lý do vì sao khi có kinh nghiệm mình thích đọc tài liệu hơn là xem tutorials.
Và...
"HÃY KẾT THÚC NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ BẮT ĐẦU"
Nhiều người ban đầu rất hồ hởi, động lực học tập cao vút, nhưng khi gặp khó khăn bắt đầu trì hoãn và không hoàn thành đến cuối cùng.
Hoàn thành dự án đến cuối cùng không chỉ là cách để bạn hoàn thiện việc học ngôn ngữ. Mà nó là cả cách làm việc.
Bởi khi đi làm thực tế:
-
Không có việc gì, vậy thì đi lập trình
-
Đi lập trình, đi lập trình
Đó, cho dù bạn có buồn và chán nản như thế nào, bạn cũng phải hoàn thành nó. Đó là công việc, không phải là trò chơi.
Hãy rèn luyện cho mình khả năng kết thúc công việc ngay từ khi còn học bạn nhé.
Tổng kết
Càng đầu tư thời gian vào 4 bước đầu bạn càng dễ thở ở bước sau. Mình thực sự khuyên bạn không nên vội vàng, hãy học thật kỹ càng, rèn luyện thật nhiều để có thể dễ dàng hiểu được cả dự án lớn.
Hi vọng 5 cách học mọi ngôn ngữ lập trình này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chinh phục nghề lập trình viên.
> Tham gia ngay: KHÓA HỌC LẬP TRÌNH WEB (Full stack) học và đi làm luôn với chuyên gia doanh nghiệp.
Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng để lại bình luận ngay bên dưới đây!
---
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI
Học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học thực tế + Tuyển dụng ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0968051561
Email: hello@niithanoi.edu.vn
Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/
#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp