Digital Marketing là làm những công việc gì?

Ngày đăng: 19/04/2019   -    Cập nhật: 21/10/2020
Digital Marketing là một ngành cực kỳ hot trong vài năm gần đây và dự báo sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.


Bởi vì: Digital Marketing gắn liền với sự phát triển của công nghệ.


Trên Wikipedia định nghĩa Digital Marketing là:



"Digital Marketing là tiếp thị các sản phẩm hoặc dịch vụ sử dụng các công nghệ kỹ thuật số, chủ yếu trên Internet, nhưng cũng bao gồm điện thoại di động, quảng cáo hiển thị và bất kỳ phương tiện kỹ thuật số nào khác"


Bạn biết đấy, tốc độ phát triển của công nghệ là vô cùng nhanh chóng. Lấy ví dụ đơn giản:

  • Năm 2007, iphone đầu tiên ra đời chỉ có tốc độ 2G và rất ít người có thể sở hữu
  • Nhưng sau hơn 10 năm, cả thế giới đã phổ cập Smartphone với tốc độ 4G. Và bây giờ là 5G
  • Thậm chí những trí tuệ nhân tạo như Siri, Alexa, Contarna đã sơ bộ hình thành, điều mà 10 năm trước chúng ta chỉ xem trên các bộ phim khoa học viễn tưởng.
  • Trong TOP 10 người giàu nhất thế giới năm 2019 thì có đến đến 7 người giàu lên chủ yếu nhờ công nghệ.


Chính vì bản chất Digital Marketing gắn liền với sự phát triển của công nghệ nên Digital Marketing thực sự là một ngành hot và có tương lai rộng mở.


"Công nghệ còn phát triển thì Digital Marketing còn phát triển mạnh!"


Vậy chính xác thì:

Học Digital Marketing là làm những công việc gì?


Digital Marketing là làm gì

Digital Marketing là làm gì


Nhiều người vẫn đang nhầm lẫn về Digital Marketing chỉ gồm những công việc về Marketing online.


Nhưng không,


Digital Marketing rộng hơn thế.


Như định nghĩa Digital Marketing đã chỉ rõ.



Bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào thực hiện trên bất kỳ thiết bị kỹ thuật số nào đó chính là Digital Marketing


Vì vậy,


Digital Marketing bao gồm cả Online Marketing / Internet Marketing và Marketing trên các thiết bị Digital khác (Không online).


Nhiều tài liệu còn phân chia là marketing dựa trên các thiết bị Electronics (Điện tử) và Electromechanical Enery (Thiết bị năng lượng cơ điện).


Các thuật ngữ có thể thay đổi theo thời gian và theo sự phát triển của xã hội.


Tuy nhiên, hiện tại đang phân ra làm 2 phần chính là kiểu chính đó là đều làm marketing trên bị kỹ thuật số nhưng Online và không Online.


> Lưu ý: Không online khác với offline. Vì trong Marketing, Marketing Offline thường là thuật ngữ "Dân gian" nói đến hoạt động Marketing truyền thống.





Digital Marketing - Ngành Hot, Dễ Kiếm Việc Làm Nhất Hiện Nay


1. Công việc của mảng Online marketing / Internet Marketing



1.1. SEM



SEM và viết tắt của (Search Engine Marketing) có nghĩa là Marekting trên các công cụ tìm kiếm.


Bạn có thể hiểu đơn giản là chúng ta sẽ cố gắng làm các công việc để thông tin, trang web, hình ảnh, video ... của công ty chúng ta hiển thị ưu tiên trên trang kết quả tìm kiếm (ví dụ như Google, Bing, Yahoo, Cốc Cốc, ...)


VD: Khi người dùng tìm kiếm từ khóa "Xe ô tô Lexus" thì Google sẽ ưu tiên giới thiệu trang web của chúng ta cho họ.


Trong SEM thì chia thành 2 phần:


- SEO (Search Engine Optimization): Đây là quá trình tối ưu hóa trang web của bạn để được 'xếp hạng' cao hơn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm, do đó làm tăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền (hoặc miễn phí) mà trang web của bạn nhận được.


- PPC (Pay - Per - Click): Hoạt động marketing trả phí trên các công cụ tìm kiếm (Nổi tiếng nhất là Google Adsword)


Hiện nay thì với mạng lưới đối tác khổng lồ của Google thì Google còn cung cấp nhiều hình thức quảng cáo tính phí như: Tính phí theo lượt hiển thị, tính phí theo lượt khách hàng thực tế đã mua hàng, tính phí theo lượt xem video (xem trên Youtube, xem trên App)...


Xem ảnh để hiểu rõ hơn:



Công việc SEM để đạt mục tiêu hiển thị kết quả trên công cụ tìm kiếm

Công việc SEM để đạt mục tiêu hiển thị kết quả trên công cụ tìm kiếm



1.2. Công việc PPC Marketing
 


Ngoài các công cụ tìm kiếm (như Google) có kiểu PPC (Pay - Per - Click) còn có rất nhiều nhà cung cấp nền tảng và dịch vụ Marketing với dạng trả tiền theo click.


Ví dụ như: Các hệ thống cho phép đặt banner trên các website, app...


Các công việc của hoạt động PPC thường sẽ là:


 

  • Nghiên cứu và lựa chọn nền tảng phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng
  • Phối hợp với đội Content Marketing để xây dựng nội dung, hình ảnh cho chiến dịch
  • Triển khai chiến dịch
  • Đo lường, điều chỉnh và báo cáo chiến dịch
  • ...



Trong các nền tảng cho phép quảng cáo rất nhiều và hình thức tính phí cũng rất đa dạng.


Nổi tiếng thì phải kể đến như Facebook Ads với hình thức tính phí theo lượt hiển thị, Zalo Ads,...

 

1.3. Công việc Content Marketing



Content Marketing là công việc việc tạo và quảng bá nội dung giúp tăng mức độ nhận thức về thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập, tạo khách hàng tiềm năng và khách hàng mua hàng.


Nếu bạn là nhân viên Content Marekting thì bạn sẽ thường xuyên làm việc trên các nền tảng:



  • Website, Blog
  • Ebooks và tài liệu
  • Inforgraphics
  • ...


1.4.  Công việc Social Media Marketing



Social Marketing là công việc thúc đẩy thương hiệu và nội dung của bạn trên các kênh truyền thông xã hội để tăng nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.


Các kênh bạn có thể sử dụng trong Social Media Marketing bao gồm:



  • Facebook
  • Zalo
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Instagram
  • Snapchat
  • Pinterest
  • Youtube
  • ...


1.5. Công việc Affiliate Marketing



Affiliate Marketing là một hình thức marketing mà người thực hiện sẽ nhận được hoa hồng khi giới thiệu được khách hàng mua sản phẩm trực tuyến.


Ví dụ, bạn có một website hoặc Fanpage bạn đăng sản phẩm của người khác. Có nhiều hình thức tính hoa hồng:



  • Tính theo lượt click từ trang web / fanpage của bạn đến website nhà bán hàng
  • Tính theo số lượng KH từ đến trang web của bạn mua hàng thành công
  • ...


1.6. Công việc Marketing Automation



Làm Marketing Automation là cũng là thực hiện các hoạt động Marekting như sử dụng công cụ và tự động hóa công việc cao.


Ví dụ: Tự động gửi Email chăm sóc khách hàng hàng ngày, hàng tuần


Nhiều bộ phận tiếp thị có thể tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại mà họ sẽ làm bằng tay, chẳng hạn như:



  • Lập lịch gửi Email hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. 
  • Lập lịch đăng bài tự động lên Fanpage, mạng xã hội
  • Tự động cập nhật danh sách Email 
  • Tự động theo dõi, chuyển đổi khách hàng tiềm năng 
  • Tự động theo dõi, báo cáo chiến dịch marketing


1.7. Công việc Email Marketing



Các công ty thường sử dụng Email để trao đổi, giao tiếp với khách hàng của họ


Email Marketing thường được sử dụng để gửi thông tin sản phẩm, mã khuyến mại, chương trình giảm giá, các thông tin hữu ích khác nhằm thu hút lượt truy cập website của họ.


Các loại email bạn có thể gửi trong chiến dịch tiếp thị email bao gồm:



  • Gửi bài viết hay thường xuyên cho khách hàng đăng ký bản tin
  • Email theo dõi cho khách truy cập trang web đã tải xuống một cái gì đó. 
  • Email chào mừng khách hàng đăng ký / đăng nhập.
  • Email chương trình khuyến mại, giảm giá, sản phẩm mới
  • Các bài viết hữu ích nhằm chăm sóc khách hàng.
  • ...


1.8. Các công việc PR trực tuyến



PR trực tuyến là các công việc PR gần giống PR truyền thống nhưng thực hiện trên Online.


Các kênh bạn có thể thực hiện như là:



  • Tham gia PR trên các kênh mạng xã hội
  • Đánh giá online website trên các kênh khác nhau: Google Map, cổng thông tin doanh nghiệp, ...
  • Thu hút lượng truy cập website của bạn ở trên các website, blog khác cho phép PR.
  • ...


1.9. Công việc Inbound Marketing



Inbound Marketing đề cập đến phương pháp 'Full-Funel' để thu hút và làm hài lòng khách hàng bằng các nội dung kỹ thuật số.


Bạn có thể sử dụng kết hợp mọi chiến thuật Digital Marketing được liệt kê ở trên trong suốt chiến lược Inbound Marketing.



2. Công việc của mảng Marketing trên các thiết bị Digital khác (Không Online)



Như đã nói ban đầu, Digital Marketing bao gồm tất cả hoạt động marketing trên các thiết bị kỹ thuật số.


Ngoài hoạt động Online Marketing thì còn hoạt động Marketing trên các thiết bị Digital khác mà không online.


Digital Adsvertising là hoạt động quảng cáo kỹ thuật số nhưng không phải trên online.


Ta có thể kể đến các kênh như:



  • Quảng cáo truyền hình
  • Quảng cáo Radio
  • Quảng cáo bằng các bảng điện tử ngoài trời
  • Quảng cáo màn hình tivi trong thang máy
  • Tin nhắn SMS
  • ...


Các công việc đối với các kênh này cũng sẽ tương tự như:


  • Nghiên cứu kênh phù hợp
  • Phối hợp với bộ phận Content Marketing để sáng tạo nội dung Marketing trên các kênh này
  • Triển khai chiến dịch
  • Đo lường, điều chỉnh và đánh giá (thường là sau khi kết thúc chiến dịch một thời gian mới thấy hiệu quả)


Các hoạt động Marketing trên các kênh này thường không mang lại hiệu quả ngay lập tức và rất khó điều chỉnh trong quá trình chạy chiến dịch.


Thêm nữa, để hiệu quả, các chiến dịch trên các kênh này cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần (ngân sách thường khá lớn)


Các kênh này thường chủ yếu sử dụng để truyền thông tin một chiều. Để nhận lại được các phản hồi thường rất lâu hoặc không thể đo lường được chính xác.



3. Vậy, chính xác thì các Digital Marketer làm gì và KPI chính của họ?



Các nhà Digital Marketing (hay còn gọi là Digital Marketer) số chịu trách nhiệm thúc đẩy nhận thức về thương hiệutạo ra khách hàng tiềm năng thông qua tất cả các kênh kỹ thuật số - cả miễn phítrả phí - theo chiến lược của công ty.


Các kênh này bao gồm phương tiện truyền thông xã hội, trang web riêng của công ty, bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm, email, quảng cáo hiển thị và blog của công ty.



Digital Marketer thường tập trung vào một chỉ số hiệu suất chính (KPI) khác nhau cho mỗi kênh để họ có thể đo lường chính xác hiệu suất của công ty qua từng kênh.


Ví dụ: Một 
Digital Marketer số chịu trách nhiệm về SEO sẽ được đặt KPI về 'lưu lượng truy cập không phải trả tiền' của trang web hay còn gọi là traffic không phải trả tiền.


Ngày nay, 
Digital Marketer số được thực hiện trên nhiều vai trò khác nhau.


Trong các công ty nhỏ, một 
Digital Marketer có thể sẽ chịu trách nhiệm triển khai nhiều chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số được mô tả ở bên trên cùng một lúc. (Tay to ôm hết các công việc Digital Marketing)


Trong các công ty lớn hơn, các chiến dịch khác nhau sẽ có những người phụ trách riêng, mỗi chuyên gia chỉ tập trung vào một hoặc hai kênh kỹ thuật số mà thôi.


Dưới đây là một số ví dụ về các chuyên gia marketing này:



3.1. SEO manager



KPI chính: Traffic


Nói tóm lại, SEO manager sẽ thực hiện các công việc để website xếp thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google.


Sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, họ có thể làm việc trực tiếp với nhân viên content để đảm bảo nội dung là tối ưu chuẩn SEO (ngay cả các nội dung trên mạng xã hội).



3.2. Chuyên gia Content Marketing



KPI chính: Time Onsite (Thời gian trên trang), Bound Rate (Tỷ lệ thoát), Traffice bài viết, Lượt Subscribers kênh Youtube.


Chuyên gia Content Marketing là những người sáng tạo nội dung và đăng lên các kênh khác nhau. Bao gồm cả bài viết, video ...


Những người làm Content Marekting thường làm việc với những người trong các bộ phận khác để đảm bảo các sản phẩm và chiến dịch mà doanh nghiệp ra mắt được hỗ trợ với nội dung PR trên các kênh kỹ thuật số.



3.3. Chuyên gia Automation Marketing



KPI chính: Tỷ lệ mở email, tỷ lệ click qua chiến dịch, tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng tiềm năng.


Các chuyên gia Automation Marketing giúp lựa chọn và quản lý phần mềm cho phép toàn bộ nhóm Marketing hiểu hành vi của khách hàng và đo lường sự phát triển, tự động hóa chiến dịch Marketing.


Do nhiều hoạt động marketing được mô tả ở trên có thể được thực hiện tách biệt với nhau, nên điều quan trọng là phải có ai đó có thể nhóm các hoạt động kỹ thuật số này thành các chiến dịch riêng lẻ và theo dõi hiệu suất của từng chiến dịch.



4. Inbound Marketing vs Digital Marketing là gì?



Nhìn bề ngoài, cả hai có vẻ giống nhau: Cả hai chủ yếu xuất hiện trực tuyến và cả hai đều tập trung vào việc tạo nội dung kỹ thuật số cho người dùng.


Vậy sự khác biệt là gì?


Thuật ngữ 'Digital Marketing' không phân biệt giữa các chiến thuật tiếp thị đẩy và kéo (hoặc những gì chúng ta có thể gọi là phương pháp 'hướng nội' và 'hướng ngoại').


Digital Outbound nhằm đặt một thông điệp tiếp thị trực tiếp trước càng nhiều người trên online càng tốt - bất kể nó có liên quan hay có được hoan nghênh hay không.


Ví dụ: Quảng cáo sản phẩm sặc sỡ trên trang web, các mạng xã hội mà người dùng chưa chắc đã cần đến chúng.


Mặt khác, các nhà tiếp thị sử dụng chiến thuật Digital Inbound sử dụng nội dung trên online để thu hút khách hàng mục tiêu của họ trên trang web của họ bằng cách cung cấp các nội dung hữu ích với người dùng.


Một trong những phương pháp thông dụng nhất đó là các nội dung hữu ích đáp ứng nhu cầu tìm kiếm theo từ khóa của người dùng trên Google.


Cuối cùng, inbound Marketing là một phương pháp sử dụng các kênh kỹ thuật số để thu hút, làm hài lòng người dùng. 


Từ đó tối ưu hóa chuyển đổi.


Mặt khác, Digital Marketing chỉ đơn giản là một thuật ngữ ô để mô tả các chiến thuật tiếp thị trực tuyến dưới bất kỳ hình thức nào, bất kể chúng được xem là inbound hay là outbound.



5. Digital Marketing phù hợp với các loại công ty nào?


 
Digital Marketing có thể làm việc cho bất kỳ doanh nghiệp trong bất kỳ ngành công nghiệp.


Bất kể công ty của bạn bán gì, Digital Marketing vẫn liên quan đến việc xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu để xác định nhu cầu của khách hàng và tạo nội dung trực tuyến có giá trị.


Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp nên thực hiện chiến lược Digital Marketing theo cùng một cách.



5.1. Digital Marketing trong doanh nghiệp B2B



Nếu công ty của bạn là doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B - Business to Business), các chiến dịch Digital Marketing của bạn có thể sẽ tập trung khách hàng là doanh nghiệp.


Hiểu đơn giản là bạn sẽ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ để giúp doanh nghiệp đó hoàn thiện quy trình cung cấp sản phẩm / dịch vụ của họ.


Các khách hàng của doanh nghiệp B2B sẽ cần phải trải qua nhiều quá trình hơn, nhiều bộ phận liên quan hơn để đi tới quyết định sử dụng sản phẩm / dịch vụ của bạn.



5.2. Digital Marketing trong doanh nghiệp B2C



Nếu công ty của bạn là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng (B2C).


Vì lý do đó, có lẽ bạn ít tập trung vào 'khách hàng tiềm năng' theo nghĩa truyền thống mà tập trung vào đẩy mạnh quá trình mua hàng của người truy cập.


Điều này thường có nghĩa là bạn sẽ tập trung vào tính năng của sản phẩm nhiều hơn B2B và bạn có thể cần sử dụng lời gọi hành động (CTA) mạnh mẽ hơn.


Đối với các loại doanh nghiệp khách nhau thì các kênh làm Digital Marketing cũng sẽ khác nhau:


Ví dụ:



  • Chiến dịch Digital Marketing của doanh nghiệp B2C có thể sẽ hiệu quả hơn nếu triển khai chiến dịch trên Facebook, Zalo
  • Chiến dịch Digital Marketing của doanh nghiệp B2B có thể sẽ hiệu quả hơn ở trên Linkedin, Email


6. Lợi ích của Digital Marketing là gì?



Không giống như hầu hết các chiến dịch Marketing truyền thống, Digital Markerting cho phép các nhà tiếp thị thấy được kết quả chính xác trong thời gian thực.


Nếu bạn từng phát tờ rơi ngoài đường thì bạn sẽ thấy phạm vi bạn tiếp cận nhỏ và tỷ lệ lật xem tờ rơi thấp đến mức nào.


Marketing truyền thống không biết chắc được chiến dịch đó sẽ ảnh hưởng cụ thể đến các chỉ số như thế nào.


Còn đối với Digital Marketing, bạn có thể biết tất cả các chỉ số, các chỉ số nào ảnh hưởng đến kết quả như thế nào, điều chỉnh chỉ số trong thời gian thực với chi phí bắt đầu là thấp nhất.


Ví dụ như:



6.1. Tăng cao lưu lượng truy cập Website



Với Digital Marketing, bạn có thể thấy chính xác bao nhiêu người đang đọc bài viết của bạn, bao nhiêu người vào trang web của bạn trong thời gian thực bằng Google Analytic hoặc nhiều công cụ khác.



Bạn cũng có thể xem họ đã xem trang nào, bài viết nào? Họ đã xem bao lâu? Họ bấm vào nút nào? Họ đến từ nguồn nào? Sử dụng điện thoại hay máy tính? Họ đang ở vị trí nào....


Việc nắm bắt được các chỉ số phân tích trong thời gian thực giúp bạn đặt điều chỉnh chiến dịch Digital Marketing ngay lập tức, nhắm trọng số đến các kênh tạo ra khách hàng thực sự.


Ví dụ 1:



Khi bạn quảng cáo Google, cứ 1.000.000 đ phí quảng cáo tăng thêm bạn kiếm được thêm 10 khách hàng.

Vậy thì bạn có thể điều chỉnh tăng thêm ngân sách để tối đa hóa doanh thu của mình, ngay lập tức.


Ví dụ 2:


Cứ 100 khách hàng (truy cập website tự nhiên) để lại thông tin liên hệ trên website thì có 5 khách hàng thực sự.


Vậy thì bạn sẽ cần tăng thêm công việc tương ứng để mong muốn đem lại nhiều khách hàng hơn. Từ đó ước tính được luôn mối quan hệ giữa Chi phí và Doanh thu.\


6.2. Đánh giá được chính xác chất lượng nội dung



Ví dụ bạn đăng một biển quảng cáo ngoài trời. Bạn không thể biết được chính xác hình ảnh đó có chất lượng / phù hợp với khách hàng tiềm năng của bạn như thế nào.


Nhưng đối với Digital Marketing thì khác.


Ví dụ, bạn quảng cáo Facebook. Thử nghiệm 2 chiến dịch giống y hệt nhau, chỉ khác nhau về hình ảnh => Bạn sẽ biết chính xác được có bao nhiêu người đã click vào xem cái ảnh đó => Bao nhiêu khách hàng thực sự đến do chất lượng của hình ảnh.



6.3. Điều chỉnh chính xác mô hình phân bổ



Như đã nói ở bên trên, việc bạn nhận được chính xác các chỉ số, đánh giá được sự ảnh hưởng của các chỉ số đến kết quả cuối cùng.


Từ đó, quyết định phân bổ nguồn lực nào vào chiến dịch nào sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.


Biết được các chỉ số rõ ràng, theo thời gian thực doanh nghiệp của bạn sẽ biết cách điều chỉnh chính xác ở phần nào của quy trình bán hàng, thay đổi linh hoạt hơn, thích nghi nhanh hơn đối với các đối thủ thực hiện Marketing truyền thống.



7. Bạn nên tập trung vào loại nội dung Digital nào?



Tập trung vào loại nội dung thì còn tùy thuộc vào nhu cầu của đối tượng khách hàng và từng giai đoạn của quy trình mua hàng.


Bạn nên bắt đầu bằng cách tạo nội dung để xây dựng chân dung khác hàng mục tiêu, giúp bạn xác định mục đích và khó khăn (thách thức) của khách hàng tiềm năng.


Ở cấp độ cơ bản, nội dung bạn tạo ra cần giúp khách hàng tiềm năng đạt được các mục đích và giải quyết được các vấn đề của họ.



Sau đó thì hãy cố gắng liên kết các nội dung này đến các giai đoạn trong quá trình mua hàng của bạn.


Công việc này chúng tôi gọi là Ánh xạ nội dung.


Với ánh xạ nội dung, mục tiêu là nhắm mục tiêu nội dung theo:



  • Các nội dung mà khách hàng tiềm năng muốn có
  • Làm thế nào để chuyển đổi họ, chuyển hướng họ, liên kết họ với các giai đoạn của quá trình mua hàng với các nội dung đó.


Về định dạng nội dung thì có rất nhiều thứ khác nhau để thử. Dưới đây là một số loại nội dung chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng ở mỗi giai đoạn trong hành trình của người mua:


7.1. Nội dung trong giai đoạn: Gia tăng nhận thức



  • Bài viết trên Website, Blog. Tuyệt vời để tăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền của bạn khi được kết hợp với chiến lược từ khóa và SEO mạnh mẽ.
  • Infographics. Rất dễ để nắm bắt nội dung, dễ dàng nhận được các chia sẻ hình ảnh dạng này (Đây là một số trang giúp bạn làm Infographics miễn phí: Canva.com, Piktochart.com, Venngage.com, Visme.co ...)
  • Video ngắn. Một lần nữa, video ngắn rất dễ chia sẻ và có thể giúp thương hiệu của bạn tiếp cận với những khách hàng mới dễ dàng.


7.2. Nội dung trong giai đoạn: Cân nhắc



  • Ebooks: Đây là một nội dung tuyệt vời và đầy đủ hơn Infographics. Chỉ những người có nhu cầu cao hơn mới tìm kiếm những nội dung chi tiết hơn.
  • Báo cáo / Nghiên cứu: Đây là một nội dung thông tin có giá trị, các thông tin này thường mất công sức hơn, nhưng sẽ dễ dàng được các đơn vị uy tín truyền thông hộ bằng cách đăng lại, dẫn nguồn...
  • Video hướng dẫn: Những video này có tính tương tác hơn, chi tiết hơn và toàn diện hơn các video ngắn. Nó sẽ cung cấp và phục vụ tốt hơn cho đối tượng đang cân nhắc.
  • ...


7.3. Xây dựng nội dung trong giai đoạn: Quyết định mua hàng



  • Case Studies: Có các nghiên cứu trường hợp chi tiết trên trang web của bạn có thể là một hình thức nội dung hiệu quả cho những người sẵn sàng đưa ra quyết định mua hàng, vì nó giúp bạn ảnh hưởng tích cực đến quyết định của họ.
  • Lời chứng thực: Nếu Case studies không phù hợp với doanh nghiệp của bạn, thì việc có những lời chứng thực ngắn trên trang web của bạn là một lựa chọn tốt. Nếu bạn là một thương hiệu quần áo, lời chứng thực có thể ở dạng những bức ảnh về khách hàng đã mua hàng, Feedback...
  • Chương trình khuyến mãi: Nội dung về chương trình giảm giá hay quà tặng kèm theo khi mua hàng có thể sẽ là chìa khóa thúc đẩy quyết định cuối cùng là mua hàng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cũng có thể xây dựng nội dung này ở giai đoạn cân nhắc để thúc đẩy khách hàng chuyển sang giai đoạn quyết định nhanh hơn.
  • ...


8. Mất bao lâu để thấy được kết quả của nội dung Marketing?



Với chiến dịch Digital Marekting, thường thì bạn có thể thấy kết quả của một số các chỉ số trong thời gian thực và nhanh hơn rất nhiều so với chiến dịch Marketing truyền thống.


Tuy nhiên, cuối cùng nó phụ thuộc vào quy mô và hiệu quả của chiến lược Digital Marketing của bạn.


Nếu bạn dành nhiều thời gian vào việc xây dựng nội dung chất lượng và cố gắng chuyển đổi họ thì bạn có thể thấy kết quả trong vòng 6 tháng đầu tiên.


Nếu bạn sử dụng các chiến dịch Digital Marketing trả phí như Google Ads, Facebook Ads thì kết quả nhận được thậm chí còn nhanh hơn rất nhiều.


Tuy nhiên, bạn nên tập trung vào việc xây dựng nội dung nhằm thu hút khách hàng tự nhiên bằng SEO, phát triển các mạng xã hội để thành công lâu dài và bền vững hơn.



9. Có cần ngân sách lớn cho Digital Marketing không?



Như bất kỳ chiến dịch Marketing nào, ngân sách phụ thuộc vào chiến lược marketing của bạn.


Nếu bạn tập trung vào SEO hoặc mạng xã hội với các hoạt động thủ công thì tin tốt là bạn không cần ngân sách lớn trong thời gian ngắn.


Với inbound marketing, việc tập trung vào các nội dung có chất lượng cao phù hợp với khách hàng sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để đạt kết quả cuối cùng.


Với các chiến dịch quảng cáo trực tuyến thì để bắt đầu sẽ không cần ngân sách lớn. Tuy nhiên hiệu quả cuối cùng lại phụ thuộc nhiều vào chi phí bạn bỏ ra.



Ví dụ: Các hình thức như Google Ads hay Facebook Ads đều dựa vào đấu giá giữa các doanh nghiệp để có thể đưa được kết quả đến khách hàng tiềm năng. Trong thị trường cạnh tranh thì có thể chi phí sẽ rất đắt đỏ và cần phải có nguồn vốn lớn để đợi được đến khi có hiệu quả.


Chính vì thế bạn nên tập trung vào các chiến dịch xây dựng nguồn khách hàng tự nhiên để giảm thiểu chi phí.



10. Các xu hướng Digital Marketing



Trong những ngày đầu của Digital Marketing - Nhiều hơn đồng nghĩa với Tốt hơn.


Các doanh nghiệp tham gia các mạng xã hội chỉ cần số lượng, đăng càng nhiều càng tốt và sử dụng càng nhiều hashtag càng tốt.


Sau đó, đã xuất hiện việc tag càng nhiều người càng tốt.


Các Marketer sẽ tạo ra rất nhiều bài đăng trên website, blog, sử dụng càng nhiều từ khóa càng tốt, lặp đi lặp lại nhiều lần và chèn càng nhiều liên kết càng tốt.




?? Việc này có tốt không?


  • Không


?? Nhưng nó có hoạt động không?


  • Tại thời điểm đó - Có.


Đó là cách mà hầu hết các chuyên gia Digital marketing thực hiện để đạt được con số mục tiêu của họ, mặc dù phải trả giá bằng tình cảm của người dùng thực sự.


Điều đó đã thay đổi trong từ năm 2019. Và bây giờ là lúc để nhận thức được các xu hướng mới và từ bỏ các phương pháp đã cũ.


10.1. Từ bỏ: Bài viết 300 - 500 từ



Đối với tổng thể chung, đây là con số thống kê chung. Tuy nhiên, đối với các ngành khác nhau và cách khách hàng phản ứng với nội dung sẽ quyết định bài viết nên có bao nhiêu từ.


Hiện nay, do sự cạnh tranh gia tăng và Google cũng phải thay đổi thuật toán để cố gắng mang các nội dung có nhiều giá trị hơn đến với người tìm kiếm.


Từ năm 2019 trở đi, số lượng từ ở mỗi bài viết nên là từ 1000 - 5000 từ.




Theo chuyên gia Marketing Neil Patel


"Bạn không thể bỏ ngỏ nội dung hướng dẫn. Luôn luôn phải làm tốt hơn. Tối ưu liên tục".


Việc này cũng tốt hơn cho SEO, tăng Authority của thương hiệu, và dĩ nhiên, tăng tỷ lệ chuyển đổi.


10.2. Từ bỏ: Đăng nhiều Status



Trong những ngày đầu, chúng ta thường tập trung vào số lượng nên cứ 10 - 15 phút lại đăng 1 status. Việc này không còn phù hợp nữa.


Tùy thuộc vào ngành và mục tiêu của bạn, bạn sẽ phải thực hiện một loạt thử nghiệm để xác định kỹ thuật nào phù hợp nhất với thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bạn.


Bạn có thể chỉ cần tập trung vào việc trả vời các comment, trao đổi và cung cấp nhiều thông tin hơn cho người đã tương tác.



10.3. Từ bỏ: Tin nhắn spam



Điều này rất quan trọng, như chính bạn mà thôi, bạn cũng sẽ chẳng hề có ấn tượng tốt đẹp gì với một thương hiệu liên tục gửi tin nhắn cho bạn mà bạn không quan tâm.


Cần thay đổi ngay và nên xuất phát từ quan điểm của khách hàng.



10.4. Từ bỏ: Những điều khiến khách hàng không thể lựa chọn



Ngay cả Google cũng bắt đầu đánh giá xấu những website có vấn đề về chuyển đổi.


Khách hàng không thể lựa chọn chuyển đổi hoặc không chuyển đổi là cách dễ nhất khiến thương hiệu của bạn bị đánh giá xấu.


Ví dụ: Người dùng bắt buộc xem một quảng cáo mà không thể tắt.


Chúng ta có 2 tai để lắng nghe và chỉ có 1 cái miệng để nói. Điều này cũng có nghĩa là, hãy lắng nghe khách hàng nhiều hơn những gì chúng ta nói với họ.



10.5. Xu hướng: Truyền thông hay tiếp thị?



Bạn nên phân biệt giữa truyền thông và tiếp thị, sắp xếp các nguồn lực và mục tiêu phù hợp để đạt được hiệu quả.


Đôi khi không nhất thiết phải có cả hai mục tiêu.



10.6. Xu hướng: Content Marketing



Tập trung vào nội dung chất lượng, phù hợp với các nhu cầu cá nhân của khách hàng, không có yếu tố quảng bá rõ ràng nhưng kích thích khách hàng tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ của bạn.


10.7. Xu hướng: Omnichanel Marketing



Omnichannel Marketing không nên nhầm lẫn với Marketing đa kênh.


Trong trường hợp marketing đa kênh, tất cả các kênh (web, di động, mạng xã hội, v.v.) đều có sẵn cho khách hàng. Các kênh không được tích hợp chặt chẽ.


Với Omnichanel marketing, tất cả các kênh đều mở cho khách hàng và được kết nối với nhau chặt chẽ.



Omnichannel cung cấp một quy trình giao tiếp nhất quán và giúp khách hàng tiềm năng di chuyển qua các kênh thậm chí nhanh hơn.


Chẳng hạn, điểm tiếp xúc đầu tiên của họ có thể là một quảng cáo trả tiền, dẫn họ đến website của bạn, sau đó dẫn họ đến trang web và sản phẩm của bạn và chuyển đổi họ đến hành động mua hàng.



Bonus: Hãy quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin người dùng



Bảo mật thông tin khách hàng là vấn đề nổi bật trong năm 2018, vì thế, bắt đầu từ năm 2019 hãy cho khách hàng thấy rằng việc giao tiếp với thương hiệu của bạn là an toàn đối với họ.


Uy tín trên Internet thì không chỉ khách hàng đánh giá cao mà kể cả Google cũng sẽ đánh giá cao thương hiệu của bạn.


Bạn có thể: Thêm đầy đủ thông tin về Doanh nghiệp, Công bố chính sách bảo mật thông tin, Áp dụng biện pháp chứng thực từ bên thứ 3, Hỏi ý kiến người dùng về việc sử dụng cookie...




Tổng kết



Như vậy là cơ bản bạn đã biết Digital Marketing là làm gì, các công việc trong Digital Marketing và các chỉ số chính cần quan tâm.


Mình cũng đã giới thiệu một chút về xu hướng Digital marketing trong năm 2019. Nhưng vẫn còn rất nhiều thay đổi và cần thử nghiệm.


Tuy nhiên, có một điều mà mình muốn bạn hiểu đó là:



"Các hoạt động Marketing có thể thay đổi. Nhưng bản chất Hành vi của khách hàng là không thay đổi."


Hiểu về hành vi của khách hàng kết hợp với nắm bắt kỹ các hoạt động Digital marketing, xu hướng Digital marketing sẽ giúp bạn thúc đẩy chiến dịch Digital Marketing của bạn hiệu quả.


> Nếu bạn muốn học bài bản về Digital Marketing từ đầu thì hãy đăng ký ngay Khóa học Digital Marketing tại NIIT - ICT Hà Nội.


---
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI
Học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học làm Lập trình viên. Hành động ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0914939543
Email: hello@niithanoi.edu.vn
Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/
 
#niit #niithanoi niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp

Bình luận Facebook
Mục lục
Đăng ký tư vấn
Nhân viên gọi điện tư vấn miễn phí sau khi đăng ký
Được cập nhật các ưu đãi sớm nhất
Hotline: 0383180086
Tên không được để trống
Số điện thoại không được để trống
Email không được để trống
Hãy đăng ký để nhận những thông tin mới nhất về học bổng mới nhất tại NIIT - ICT Hà Nội
top
Đóng lại Đăng ký học tại NIIT - ICT Hà Nội
6260+ học viên đã theo học tại NIIT - ICT Hà Nội và có việc làm tốt trong ngành lập trình. Nắm lấy cơ hội ngay hôm nay!
Chọn khóa học
  • KHÓA HỌC LẬP TRÌNH FRONT END VỚI REACT.JS
  • KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PHP WEB
  • Khóa học PHP Full stack [2023] cho người mới bắt đầu
  • Khóa học BIG DATA với Hadoop và Spark
  • Khóa học Lập trình Android tại Hà Nội
  • [Tuyển sinh 2023] Lập trình viên Quốc tế DigiNxt
  • Khóa học Tiền lương & Phúc lợi (C&B Excel) tại Hà Nội
  • LẬP TRÌNH GAME
    • Khóa học Lập trình Game Unity
  • LẬP TRÌNH WEB FRONT END
    • KHÓA HỌC PYTHON HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
    • KHÓA HỌC ANGULAR & TYPESCRIPT (FRONT END)
  • LẬP TRÌNH WEB BACK END
    • LẬP TRÌNH JAVA WEB VỚI FRAME WORK
    • Lập trình Web với Django
    • Lập trình PHP với Laravel Framework
  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
    • Khóa học Tiền lương & Phúc lợi (C&B Excel) tại TP HCM
  • LẬP TRÌNH WEB FULL STACK
    • Khóa học Java Full stack (IJFD)
  • LẬP TRÌNH MOBILE
    • FRONT-END VỚI REACTJS VÀ REACT NATIVE
    • Lập trình Android Nâng cao
  • ĐÀO TẠO CHO DOANH NGHIỆP
    • KHÓA HỌC BUSINESS ANALYSIC TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO 2023
    • Khóa học Magento: Làm chủ CMS TMĐT lớn nhất
    • Khóa học IOT: Xây dựng Sản phẩm IOT với Raspberry Pi
    • Khóa học Automation Testing Chuyên nghiệp
  • KHÓA HỌC DỰ ÁN
    • Học sử dụng bộ Office: Word, Excel, Power Point, Mail chuyên nghiệp
  • KHÓA HỌC KHÁC
    • VBA Excel Toàn Tập (Cơ Bản - Nâng Cao)
    • VBA Excel Nâng cao
    • Khóa học JMeter: Performance Testing
    • Khóa học Tester đạt chuẩn Quốc tế ISTQB Foundation Level
    • Khoá Học Tester đạt chuẩn quốc tế ISTQB Advanced Level
Bạn chưa chọn khóa học cần đăng ký
Tên không được để trống
Số điện thoại không được để trống
Email không được để trống
Đăng ký học thành công!
Cảm ơn bạn đã đăng ký học tại NIIT - ICT HÀ NỘI!