Bạn thắc mắc và phân vân giữa 2 chuyên ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) và Khoa học Máy tính (KHMT) chưa biết chọn học ngành nào cho đúng?? Đây là câu trả lời.
Nếu bạn học sinh sắp tốt nghiệp THPT và sẽ yêu thích công nghệ, muốn học để trở thành lập trình viên thì, chắc hẳn bạn sẽ có nhiều thắc mắc khi chọn ngành như:
-
Ngành Công nghệ Thông tin bản chất là gì?
-
Học Ngành Công nghệ Thông tin thì ra làm gì?
-
Ngành Khoa học Máy tính bản chất là gì?
-
Học Ngành Khoa học Máy tính thì ra làm gì?
-
Phân vân không biết chọn ngành nào cho hợp lý???
Học Ngành Công nghệ Thông tin hay Khoa học Máy tính
Hôm nay mình sẽ giải thích để các bạn hiểu và có thể lựa chọn chuyên ngành học đúng đắn tương lai mà bạn mong muốn nhất.
1. Ngành Công nghệ thông tin Bản chất là gì?
Công nghệ Thông tin trong tiếng Anh gọi là (information technology).
Về cơ bản, ngành công nghệ thông tin là ngành học giúp bạn có thể sử dụng các hệ điều hành, phần mềm và ứng dụng để tạo ra một giải pháp nào đó để giải quyết một vấn đề cụ thể.
Do tính chất của công việc, các chuyên gia công nghệ thông tin thường tiếp xúc nhiều với khách hàng và phối hợp với các bộ phận khác đề cùng xây dựng giải pháp công nghệ thông tin cho khách hàng.
Tại các trường đại học ở Việt Nam thì Công nghệ thông tin được đặt tên cho Khoa. Và trong Khoa Công nghệ Thông tin thì thường có nhiều chuyên ngành như:
-
Ngành Kỹ Thuật Mạng
-
Công nghệ Phần mềm
-
Hệ thống Thông tin Quản lý
-
Thiết kế đồ họa / Game / Multimedia
-
…
Học Ngành Công nghệ Thông tin thì ra làm gì?
Ở tất cả các lĩnh vực đều đang sử dụng sản phẩm của công nghệ thông tin. Chính vì thế, nghề nghiệp của dân công nghệ thông tin cũng khá đa dạng, tuy nhiên, tựu chung lại thì có 4 nghề nghiệp chính:
-
Nhà phân tích bảo mật thông tin (Information security analyst): Họ làm việc để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng bằng cách theo dõi mạng lưới kinh doanh để tìm ra vi phạm, các điểm yếu và tạo ra kế hoạch khẩn cấp trong trường hợp bị tấn công.
-
Chuyên gia hỗ trợ máy tính (Computer support specialist): Họ cung cấp lời khuyên và trợ giúp khắc phục sự cố cho cá nhân và doanh nghiệp có câu hỏi về phần mềm của họ.
-
Quản trị viên cơ sở dữ liệu (Database administrator): Họ sử dụng phần mềm và các chương trình để tổ chức và lưu trữ thông tin cho mọi doanh nghiệp từ doanh nghiệp tài chính đến các công ty vận chuyển.
-
Quản trị viên hệ thống (Systems administrator): Họ thực hiện việc bảo trì và vận hành hàng ngày của mạng doanh nghiệp, gồm mạng LAN, WAN, mạng nội bộ và các hệ thống liên lạc khác.
3. Ngành Khoa học Máy tính bản chất là gì?
Ngành Khoa học Máy tính theo nghĩa đen là ngành nghiên cứu về khoa học máy tính.
Người nghiên cứu khoa học máy tính là các nhà khoa học. Họ tập trung vào lý thuyết ứng dụng tính toán.
Điều đó có nghĩa là họ trả lời được câu hỏi "vì sao" ở đằng sau các chương trình máy tính. Họ sử dụng thuật toán, cấu trúc dữ liệu và toán cao cấp, các nhà khoa học máy tính phát minh ra những cách thức mới để thao tác và truyền tải thông tin. Họ thường quan tâm đến phần mềm, hệ điều hành và việc triển khai.
Các nhà khoa học máy tính có thể thấy và hiểu được mã máy. Sinh viên ngành khoa học máy tính sẽ học nguyên tắc cơ bản của các ngôn ngữ lập trình khác nhau, đại số tuyến tính và rời rạc, thiết kế và phát triển phần mềm.
Tóm lại, các nhà khoa học máy tính có thể nói chuyện với máy tính. Chuyên ngành này dựa trên toán học - ngôn ngữ của máy tính.
Những người theo đuổi ngành này sẽ hiểu tại sao máy tính hoạt động và có thể tạo ra một chương trình hoặc hệ điều hành với những tính năng như ý muốn.
Lập trình viên là một nghề nghiệp thuộc ngành khoa học máy tính.
>>> Đăng ký ngay học để trở thành Lập trình viên Quốc tế tại NIIT – ICT Hà Nội
4. Nghề nghiệp trong ngành khoa học máy tính
Khoa học máy tính là một chuyên ngành phát triển nhanh chóng và được kỳ vọng sẽ mở rộng cơ hội việc làm với mức lương cao. Nếu bạn đang theo đuổi một bằng khoa học máy tính, dưới đây là một số công việc tiềm năng:
-
Lập trình viên phát triển ứng dụng (Applications software developer): Áp dụng tư duy sáng tạo vào các ứng dụng và chương trình, nhà phát triển phần mềm thiết kế và xây dựng các chương trình, ứng dụng cho máy tính và thiết bị công nghệ. Ví dụ, Grab, Facebook, đề là các sản phẩm ứng dụng của lập trình viên.
-
Kỹ sư hệ thống (Systems engineer): Các kỹ sư hệ thống thiết kế và tạo ra các loại hệ thống này để sử dụng cho máy tính cá nhân, điện thoại và thậm chí cả xe hơi. Hệ điều hành cung cấp nền tảng cho máy tính và thiết bị hoạt động. VD: Hệ điều hành Windows, Linux và iOS, Android
-
Phát triển web (Web developer): Nhà phát triển web sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết mã tạo ra các chức năng thực sự của trang web như đăng ký, đăng nhập, chức năng đăng bài viết, chức năng lọc sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán…. Thông thường các nhà phát triển web sử dụng ngôn ngữ PHP và Java là ngôn ngữ chính để lập trình website.
Như bạn đã thấy, bản chất hai ngành Công nghệ Thông tin và Khoa học Máy tính.
Nếu bạn muốn sau này bản thân bạn làm nghề nghiệp gì tương ứng thì nên chọn ngành học tương ứng.
Nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định lựa chọn để đỡ tốn thời gian của bản thân bạn nhé.
Một lưu ý: Tại các trường Đại học ở Việt Nam thì thực tế các ngành có tên là như vậy nhưng khi đào tạo thật sự, tùy mỗi trường sẽ có những điều chỉnh nhất định và chỉ thực sự tiếp cận thực tế khi bắt đầu năm học thứ 3, thứ 4. Chính vì thế bạn phải tìm hiểu kỹ và nhờ anh chị sinh viên đã học trước tư vấn.
Việc học tập tại Đại học (Bản chất của Đại học đã là tự học) bạn phải thực sự chủ động tìm kiếm, mở rộng thêm kiến thức khi được tiếp xúc sơ bộ qua các môn học.
Việc học định hướng chuyên sâu ở các đơn vị đào tạo bên ngoài hoặc học tập trên các website học trực tuyến cũng là một giải pháp để bắt đầu tốt hơn.
Quan trọng: Khi bạn đã có những kiến thức cơ bản, cố gắng tìm kiếm một công ty nào đó để xin thực tập.
Thông thường học viên tại NIIT – ICT Hà Nội đã đi thực tập tại các công ty phần mềm từ năm đầu tiên, tại các trường đại học thì khoảng từ năm 3, năm 4.
---
HỌC VIỆN QUỐC TẾ ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI
Dạy học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học làm Lập trình viên. Hành động ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0914939543 - 0353655150
Email: hello@niithanoi.edu.vn
Website: https://niithanoi.edu.vn
Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/
#niit #niithanoi niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp