Nếu bạn đang quan tâm đến ngôn ngữ Java, chắc bạn đã từng nghe về Java SE, JDK hay JRE vậy nó là gì và Java SE nó là gì? Nó có vai trò như thế nào trong nền tảng Java?
Hãy cùng dành ra 5 phút cùng mình tìm hiểu về Java SE nhé.
Java SE là gì?
Java SE là gì?
Java SE là viết tắt của Java Standard Edition. Khi bạn lập trình bằng ngôn ngữ Java thì nó bao gồm những thư viện cơ bản nhất. Trước đó tên của nó là Java 2 Platform Standard Edition (J2SE).
Còn bây giờ thì tên chính thức của nó là Java SE.
Với Java SE bạn có thể lập trình phần mềm tiện ích, game trên máy tính và trên nhiều loại thiết bị khác (như điện thoại, thiết bị nào có chạy được máy ảo Java thì sẽ chạy được nhé).
Khi lập trình ứng dụng thì cần phải cài đặt JDK (Java Development Kit) được hiểu như là bộ công cụ dành cho nhà phát triển phần mềm.
Giới thiệu các thành phần của Java SE
Có hai thành phần chính trong Java SE đó là:
-
Java SE Runtime Environment (JRE)
-
và Java Development Kit (JDK) và một số thành phần phụ khác.
Cách thành phần của Java SE
Java Runtime Environment (JRE)
Với JRE (Java Runtime Environment) thì tên của nó cũng nói lên những cái nó có.
Cụ thể là JRE cung cấp các thư viện, Virtual Machine (Máy ảo) và các thành phần khác để chạy các applet và các ứng dụng được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java.
Ngoài ra hai công nghệ triển khai chính là một phần của JRE: Java Plugin, cho phép các applet chạy trong các trình duyệt phổ biến và Java Web Start, triển khai các ứng dụng độc lập qua mạng.
Nó cũng là nền tảng để phát triển các công nghệ Java 2 Platform, Enterprise Edition (J2EE) để phát triển và triển khai phần mềm doanh nghiệp.
> Tìm hiểu thêm về Java EE
JRE không chứa các công cụ và tiện ích như trình biên dịch hoặc trình gỡ lỗi để phát triển các applets và ứng dụng.
Java Development Kit (JDK)
JDK một “superset” của JRE hiểu nôm na là JDK chứa tất cả những thứ có trong JRE, cộng với các công cụ như trình biên dịch và trình gỡ lỗi cần thiết để phát triển các applets và ứng dụng.
Sơ đồ ở trên minh họa tất cả các công nghệ thành phần trong nền tảng Java SE và cách chúng kết hợp với nhau.
Java SE application programing interface (API) nó xác định cách thức mà một applet hoặc một ứng dụng có thể đưa ra yêu cầu và sử dụng chức năng có sẵn trong các thư viện lớp Java SE đã biên dịch (Các thư viện của Java SE cũng là một phần của Java SE platform).
API Java SE bao gồm các công nghệ cốt lõi, công nghệ máy tính (hoặc máy client) và các công nghệ khác.
-
Các thành phần cốt lõi cung cấp chức năng thiết yếu để viết các chương trình mạnh mẽ cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực chính như truy cập cơ sở dữ liệu, bảo mật, gọi phương thức từ xa (RMI) và truyền thông.
-
Các thành phần trên máy tính để bàn thì có đầy đủ các tính năng để xây dựng các ứng dụng cung cấp trải nghiệm người dùng phong phú. Các sản phẩm triển khai như Java Plugin, các thành phần mô hình hóa API JavaBeans và giao diện người dùng đồ họa (GUI).
Java Virtual Machine
Máy ảo Java chịu trách nhiệm về tính độc lập của phần cứng và hệ điều hành của nền tảng Java SE, kích thước nhỏ của code (bytecode) và bảo mật của nền tảng.
Hiểu nôm na là các ứng dụng chạy trên máy ảo hoàn toàn độc lập với phần cứng của máy tính và hệ điều hành gốc, tất cả giao tiếp với nhau đều thông qua máy ảo.
Java SE Platform
Java SE Platform hoạt động với một loạt các công cụ, bao gồm môi trường phát triển tích hợp (IDE), các công cụ kiểm tra, hiệu suất và các công cụ giám sát hiệu suất.
Học Java SE để làm gì?
Có thể ban đầu bạn mới tìm hiểu, các khái niệm có thể còn hơi mơ hồ đối với bạn. Nhưng khi bắt đầu học vào Java thì bạn sẽ hiểu ngay thôi.
Học Java SE thì bạn sẽ lập trình được phần mềm Java chạy trên mọi nền tảng như máy Mac OS, Linux hay Windows là đều dễ dàng chỉ cần viết code một lần.
Các thư viện hay các câu lệnh Java ở Mac OS, Linux, Windows đều giống như nhau. Vì Java không chạy trực tiếp trên máy.
Mà, Java chạy trên máy ảo Java (JVM) và máy ảo Java sẽ thực hiện nhiệm vụ giao tiếp với các nền tảng.
Bạn cũng nên tìm hiểu qua về kiến trúc, cách làm việc của máy ảo Java.
Từ đó sẽ hiểu được tính bảo mật của Java. Và đương nhiên vấn đề bảo mật là như nhau trên các nền tảng.
JDK chia ra thành nhiều tầng khác nhau nhưng nó bổ trợ cho nhau, các bạn thấy đấy ở tầng đầu thì những điều cơ bản về Java người ta gọi là Java Core.
Khi bạn hiểu biết về Java Core thì sẽ đi tiếp tầng tiếp theo về JavaFX và các tầng sâu sâu dưới nữa, ngày một chuyên sâu hơn, nâng cao hơn.
> Đọc thêm: Học Java Core (Toàn tập)
Nếu muốn trở thành một Pro về ngôn ngữ Java thì bạn tìm hiểu Java SE là đi đúng đường rồi nhé.
Kết luận
Mình vừa cùng bạn tìm hiểu về Java SE là gì, hy vọng với sự hiểu biết thêm về các thành phần của nền tảng Java các bạn có thể định hướng rõ ràng hơn, từng bước học Java tốt hơn.
> Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học với chuyên gia để học nhanh hơn, bài bản hơn thì tham gia ngay KHÓA HỌC JAVA (Full stack - 6 tháng) tại NIIT - ICT Hà Nội nhé.
Chúc các bạn thành công!
> Đọc thêm: Top 10 Plugin hỗ trợ lập trình Java trên Eclipse
> Tham khảo: Java SE Documentation from Oracle
---
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI
Dạy học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học làm Lập trình viên. Hành động ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0914939543 - 0353655150
Email: hello@niithanoi.edu.vn
Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/
#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp #java #php #python