Bạn có đam mê với ứng dụng di động và muốn trở thành một lập trình viên Android (Android App Developer)?
Vậy thì bài viết này mình sẽ giúp bạn tìm hiểu về lộ trình học android cập nhật mới nhất.
Bước đầu tiên của bạn là hiểu bạn là làm lập trình viên Android thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm những công việc gì. Các công nghệ, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cần phải học.
...
Hàng ngày, có hơn 3.000 ứng dụng được các lập trình viên Android từ khắp nơi trên thế giới phát hành lên Google Play.
Và thị phần hơn 87,4% so với 12,6% của iOS.
So sánh thị phần Android vs iOS (Nguồn: Statista)
Đó chính là lý do chính đáng để tin tưởng việc học lập trình Android sẽ đảm bảo mang lại một tương lai tươi sáng.
> Ghi chú: Dĩ nhiên, nói về doanh thu thì Apple vẫn hớt được miếng ngon nhất. Thế nên nhiều người vẫn lựa chọn nhảy vào học lập trình iOS. Nếu bạn cũng thế thì tham khảo ngay LỘ TRÌNH HỌC LẬP TRÌNH IOS
Để rõ ràng hơn về tương lai làm Lập trình viên Android đó, chúng ta phải trả lời các câu hỏi:
-
Lập trình viên Android là gì?
-
Lập trình viên Android sẽ làm gì?
-
Cần phải học kiến thức & Kỹ năng nào để thành công trong lĩnh vực Android?
-
Làm cách nào để bạn trở thành lập trình viên Android và tìm được công việc tốt?
Hãy khám phá ngay dưới đây!
Mục lục:
1. LẬP TRÌNH VIÊN ANDROID LÀ GÌ?
Đầu tiên để hiểu được lập trình viên Android là gì bạn phải hiểu về trách nhiệm của vị trí này.
Có một số trách nhiệm chính mà bạn sẽ phải gánh khi là Lập trình viên Android, mặc dù những trách nhiệm này có thể khác nhau tùy thuộc vào công ty.
1.1. Xây dựng chức năng và giao diện của ứng dụng Android
Tất nhiên, nhiệm vụ chính của bất kỳ lập trình viên Android nào là xây dựng giao diện và lập trình chức năng cho ứng dụng.
Bạn sẽ phải viết code sạch và xây dựng một kiến trúc đủ tốt, cũng như xem xét các lỗi có thể xảy ra và cố gắng xử lý nó.
1.2. Cộng tác với các thành viên khác trong nhóm
Điều cực kỳ quan trọng đối với tất cả các lập trình viên là việc xây dựng và duy trì giao tiếp hiệu quả với các thành viên khác trong nhóm như nhà thiết kế UI / UX, lập trình viên Back end...
Vì trong hầu hết các công ty, các dự án đều được thực hiện bằng một nhóm. Mỗi người sẽ đảm nhiệm một phần công việc.
Mỗi người là một mảnh ghép, do đó, giao tiếp & cộng tác tốt và chìa khóa để hoàn thành dự án đúng hạn.
1.3. Xử lý cơ sở dữ liệu và APIs
Một lập trình viên Android thường phải làm việc với các tài nguyên, thư viện bên ngoài như các API và cơ sở dữ liệu khác nhau.
Điều này có nghĩa là bạn phải đủ kỹ năng xử lý code của bên thứ ba cung cấp ( Chúng ta sẽ nói thêm về vấn đề này sau).
1.4. Phối hợp kiểm thử ứng dụng
Thường thường một team đầy đủ sẽ có cả Tester phụ trách kiểm thử ứng dụng.
Tuy nhiên, là một lập trình viên bạn phải biết test code của mình trước khi gửi cho tester.
Do đó, bạn sẽ cần viết các bài Unit test (Kiểm thử đơn vị - còn được gọi là kiểm thử mô-đun.
Nó thực sự được đưa vào phương pháp phát triển phần mềm Agile, được nhiều công ty sử dụng.
"Agile - Phát triển phần mềm linh hoạt hoặc Lập trình linh hoạt là một phương thức thực hiện các dự án công nghệ phần mềm, phương thức này khuyến khích sự thay đổi khi phát triển dự án và đưa sản phẩm đến tay người dùng nhanh nhất"
- Wikipedia -
1.5. Fix Bug
Rất tiếc, lỗi (Bugs) thì không chừa ai cả, kể cả là lập trình Android.
Nhiệm vụ của bạn với tư cách là một lập trình viên Android là tìm và sửa các lỗi mà bạn có thể tìm, cũng như sửa các lỗi mà đội QA (Kiểm soát chất lượng) gửi cho bạn.
Cuối cùng làm sao để sản phẩm bàn giao tới khách hàng có chất lượng tốt nhất.
1.6. Cập nhật công nghệ mới
Trở thành một lập trình viên có nghĩa là luôn phải nắm vững các công nghệ cốt lõi và cập nhật công nghệ mới.
Rất khó để trở thành một lập trình viên giỏi trong thế giới công nghệ đang phát triển nhanh chóng này nếu bạn không ngừng học hỏi.
Và đừng nghĩ là thích thì học. Nhiều khi bạn còn được giao nhiệm vụ tìm hiểu công nghệ mới để triển khai cho nhóm cũng như chuẩn bị thích nghi với sự thay đổi.
Đó là những trách nhiệm cơ bản của các lập trình viên Android, nhưng chắc chắn danh sách trách nhiệm không dừng ở đây đâu.
Hãy nhớ rằng trách nhiệm thường khác nhau giữa các công ty và phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc của bạn.
2. HỌC GÌ ĐỂ LẬP TRÌNH ANDROID?
Bây giờ, đã đến lúc đi sâu vào những thứ mà một lập trình viên Android cần phải học. Đặc biệt là những công nghệ cần phải thành thạo để bắt đầu sự nghiệp của bạn.
2.1. Học Java hoặc Kotlin hoặc cả hai
Bạn cần phải học đê có kiến thức sâu rộng về ít nhất một trong hai ngôn ngữ phát triển Android chính thức: JAVA hoặc Kotlin
Đây cũng là kiến thức đầu tiên phải học của một lập trình viên Android cần phải học.
Bạn phải thông thạo các ngôn ngữ lập trình Kotlin hoặc Java nếu muốn tiếp tục.
Điều đó nghĩa là gì?
Ngoài việc bạn phải có kiến thức vững vàng về cú pháp và cấu trúc của Java hay Kotlin. Bạn còn phải tìm hiểu các khái niệm sau:
-
Các nguyên tắc cơ bản hướng đối tượng
Nếu bạn đang tự học lập trình Java, thì bạn cũng nên đọc Java Docs của nó để hiểu sâu sắc về ngôn ngữ.
Hoặc khi sử dụng IDE JAVA để học Java, bạn bắt gặp các từ khóa, các phương thức... Bạn có thể nhấn Ctrl + Click chuột trái nhảy đến Doc để đọc kỹ càng về nó, gia tăng sự hiểu biết về Java của bạn thêm sâu sắc.
2.2. Học SQL
Hầu hết mọi ứng dụng Android đều cần lưu trữ dữ liệu, cho dù đó là dữ liệu của chính ứng dụng hay dữ liệu của người dùng.
Và tương ứng với đó, ứng dụng của bạn phải được tích hợp với cơ sở dữ liệu để bạn có thể quản lý dữ liệu.
Đây là lý do tại sao nếu bạn muốn học Android thì phải HỌC SQL () cho thật chắc.
2.3. Học sử dụng Git
Không chỉ riêng lập trình viên Android mà bất cứ lập trình viên nào cũng nên học sử dụng Git để quản lý mã nguồn của mình.
Bạn không cần phải là một siêu nhân của Git.
Bạn chỉ cần biết những điều cơ bản như tạo và sử dụng kho lưu trữ cũng như biết cách commit và thay đổi commit là đủ.
> Bật mí: Bạn sẽ nhận một KHÓA HỌC GIT (Video) do chính NIIT - ICT Hà Nội biên soạn để tặng các bạn học viên khi đăng ký học lập trình.
Hoặc tham khảo Bảng cửu chương Git tại đây.
2.4. Học cơ bản về XML
XML là viết tắt của Extensible Markup Language và chủ yếu được sử dụng trong việc lập trình web.
Tuy nhiên, nó cũng là một công nghệ thiết yếu để lập trình ứng dụng Android, do thực tế XML được sử dụng để truy cập dữ liệu web.
Vì nhiều ứng dụng Android yêu cầu chuyển dữ liệu sang Web Servieces và ngược lại, nên XML là một kỹ năng cần phải để là một Lập trình viên Android chính hiệu.
2.5. Học nguyên tắc thiết kế Material
Mọi ứng dụng Android đều phải tuân theo các nguyên tắc về Material Design bao gồm tất cả các yếu tố cần thiết trong ứng dụng (màu sắc, sắc thái, chuyển tiếp, vị trí phần tử, v.v.).
"Material Design là một ngôn ngữ thiết kế được phát triển vào năm 2014 bởi Google. Mở rộng dựa trên mô típ "thẻ" có mặt trên Google Now, Material Design đem đến phong cách tự do hơn với các cách bố trí dạng lưới, các phản hồi hoạt họa chuyển động, kéo giãn, và các hiệu ứng chiều sâu như ánh sáng và đổ bóng"
- Wikipedia -
Quan trọng là, ứng dụng có thể không được Google chấp thuận để xuất bản lên Google Play nếu không tuân thủ các nguyên tắc này.
Chơi ở sân nhà Google thì phải tuân theo luật của Google thôi.
2.6. Học sử dụng Android Studio
Kiến thức về Môi trường phát triển tích hợp (IDE) chẳng hạn như Android Studio hoặc bất kỳ IDE nào khác cũng là một kỹ năng quan trọng cần có.
Việc làm quen với Android Studio sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. Đặc biệt, bạn có thể viết code tốt hơn nhờ các công cụ kiểm thử và debug được tích hợp trong chúng.
Để bắt đầu nhanh với Android Studio bạn chỉ cần follow 3 bước đơn giản như video dưới đây:
Hướng dẫn cài đặt, tạo dự án Android trên Android Studio
Bước #1: Download Android Studio
Khi bạn bắt đầu học lập trình với bất kỳ ngôn ngữ nào, bạn sẽ yêu cầu một phần mềm để hỗ trợ hay chuyên nghiệp hơn là một môi trường phát triển. Nó được gọi là IDE.
Android Studio là IDE được yêu thích nhất để lập trình ứng dụng Android.
Android Studio chủ yếu được ưa thích vì nó được thiết kế đặc biệt để phát triển Android. Bởi vì nó có hỗ trợ đầy đủ phần mềm như Android SDK và Android Virtual Devices (Giải lập thiết bị Android).
Download Android Studio tại đây.
Bước #2: Thiết lập Android Studio
Để thiết lập IDE, cài đặt nó. Tuy nhiên, trước tiên bạn cần cài đặt JDK (Java Development Kit) vì quá trình lập trình ứng dụng Android được thực hiện bằng Java.
Cài đặt Android Studio thì cũng rất đơn giản thôi. Chỉ cần Next, Next là xong.
Sau khi đã cài đặt xong, hãy mở Android Studio. Khi nó mở ra, bạn sẽ thấy một menu nơi bạn có thể bắt đầu dự án hoặc định cấu hình một số tùy chọn.
Vì vậy, về cơ bản có ba thứ tương tác khi bạn sử dụng Android Studio để tạo ứng dụng:
-
Android Studio, được sử dụng để viết code, debug.
-
Chương trình bạn sẽ viết bằng Java
-
Và SDK Android mà bạn sẽ truy cập thông qua code Java của mình để tạo ra các chức năng của ứng dụng
2.7. Nắm vững các khái niệm quan trọng của Adroid SDK
Các Lập trình viên Android cũng sử dụng thuần thục Android Software Development Kit (Android SDK) như:
-
Các nguyên tắc cơ bản về Views, View Groups và Layout
-
Các cách lấy dữ liệu từ web
-
Điều chỉnh ứng dụng cho các kích thước màn hình khác nhau
Bạn cũng nên làm quen với tài liệu Android và các tài nguyên bên thứ ba khác nhau để giúp bạn nhanh chóng làm chủ bất kỳ phần nào của SDK mà bạn vẫn chưa biết.
> Bạn có thể chọn tham gia KHÓA HỌC LẬP TRÌNH ANDROID để hoàn thành mục tiêu Android Developer nhanh hơn.
Bước #3: Bắt đầu tự án Android mới
Sau khi bạn đã cài đặt tất cả các thành phần của mình, hãy quay lại trang mà bạn thấy khi mở Android Studio.
Bây giờ, chọn Creat New Project. Nhập tên bạn muốn đặt cho ứng dụng và 'tên miền công ty' của bạn. Nó sẽ có dạng như sau: com.companyname.appname.
Và bây giờ bạn có thể bắt đầu viết ứng dụng cho mình thôi.
2.8. Học thêm về lập trình Web Back end (Tùy chọn)
Một số nhà tuyển dụng lập trình viên Android sẽ muốn ứng viên của họ là người toàn năng có thể lập trình cả ứng dụng di động và Web.
Hoặc tối thiểu có thể hiểu được nghiệp vụ Web Back end để có thể phối hợp với team (Vì Ứng dụng di động và Web thường đi song song với nhau)
Nếu bạn có thể thì mức lương của bạn cũng có thể sẽ cao hơn, nhiều cơ hội hơn.
Nhưng học lập trình Android đã có khá nhiều thứ. Đặc biệt, nếu bạn mới bắt đầu học lập trình thì nên tập trung vào những thứ tối thiểu.
Hoặc nếu bạn có khả năng học tập tốt thì HỌC JAVA WEB cũng là một lựa chọn không hề tệ chút nào.
> Tham khảo: HỌC JAVA WEB CẦN HỌC GÌ?
Lúc này, con đường lên Full Stack của bạn sẽ gần hơn.
Nhưng dĩ nhiên, chỉ học cần Android thì bạn có thể bỏ qua.
3. LẬP TRÌNH VIÊN ANDROID CẦN CÓ KỸ NĂNG MỀM GÌ?
Mặc dù rõ ràng là bất kỳ vị lập trình viên Android nào cũng yêu cầu kỹ năng kỹ thuật tương ứng.
Nhưng nhiều lập trình viên lại quá tập trung vào đó dẫn tới quên mất các kỹ năng phi kỹ thuật (Kỹ năng mềm)
Mặc dù kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng không hề kém các kỹ năng kỹ thuật.
Hãy xem tiếp để biết bạn cần phải học và rèn luyện kỹ năng mềm gì...
3.1. Đam mê với công việc
Mỗi lập trình viên đều có động lực riêng để thức dậy vào buổi sáng và cần mẫn viết code 8 tiếng một ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu.
Đam mê công việc là điều khác biệt giữa một lập trình viên Android xuất sắc với một nhà lập trình viên "giỏi".
Mình hiểu điều này nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng đam mê với những gì bạn làm là một trong những cách chắc chắn nhất để leo thang sự nghiệp.
Hãy nhìn sâu vào bản thân bạn để tìm kiếm đam mê (động lực) thúc đẩy bạn học lập trình Android.
Một khi tìm thấy, hãy bồi dưỡng nó.
Công nghệ học là dễ, bồi dưỡng đam mê là khó.
Nhưng một khi bồi dưỡng đam mêm đủ lớn thì không gì có thể ngăn cản bạn.
Lúc đó bạn sẽ thực sự vui vẻ khi làm việc thâu đêm, xách mông đi làm mỗi này, ăn mì gói để làm startup...
3.2. Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu các ứng viên tiềm năng (bao gồm cả các lập trình viên Android) để có thể cộng tác tốt với một nhóm.
Điều này liên quan đến việc bạn có thể giải thích những thứ bạn đang làm cho các thành viên khác, bạn có thể tranh luận, đóng góp ý kiến một cách khôn ngoan.
Đặc biệt nếu bạn đang làm việc giữa các nhóm (Ngoài nhóm của bạn), sẽ rất tốt nếu bạn có thể giải thích các quy trình phức tạp bằng các thuật ngữ đơn giản cho các chuyên gia không chuyên về lập trình.
Đó là bí quyết để nhanh chóng leo lên vị trí quản lý đó.
3.3. Khả năng viết
Viết là một kỹ năng mềm khác mà nhiều nhà tuyển dụng gần đây bắt đầu chú ý đến mỗi khi tuyển dụng ai đó.
Năng khiếu viết rất cần thiết trong mọi ngữ cảnh, cho dù đó là giao tiếp với đồng nghiệp qua kênh chat hoặc email cho sếp hay viết tài liệu kỹ thuật, báo cáo...
3.4. Phương pháp Agile
Như mình đã đề cập trước đó, hầu hết các công ty công nghệ hiện nay làm việc với phương pháp phát triển phần mềm Agile.
Về cơ bản, Agile chia từng dự án thành các lần lặp lại còn được gọi là Sprint (Chạy nước rút).
Mỗi Sprint kéo dài một khoảng thời gian bằng nhau (ví dụ: hai tuần).
Trong quá trình chạy nước rút, nhóm làm việc trên một phần chức năng cụ thể, phần này được phát hành ở phần cuối. Việc thực hiện chính xác có thể khác nhau tùy thuộc vào công ty.
Nếu có kinh nghiệm làm việc với phương pháp Agile, CV tìm việc của bạn sẽ được cộng điểm rất tốt.
Còn nếu bạn không có kinh nghiệm như thế này, ít nhất bạn nên nắm rõ các nguyên tắc của phương pháp Agile.
3.5. Kiến thức kinh doanh về ngành nào đó
Kỹ năng cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng cần đề cập ở đây là có kiến thức kinh doanh về một ngành nào đó.
Tại sao?
Bởi vì các nhà phát triển Android thường xây dựng ứng dụng di động cho nhiều ngành khác nhau: Chăm sóc sức khỏe, Giải trí, Bất động sản, v.v.
Sự hiểu biết và kinh nghiệm của bạn ở ngành nào đó có thể giúp bạn nổi bất giữa hàng chục ứng viên có nền tảng kỹ thuật tốt.
Ví dụ: Nếu bạn có kiến thức về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thì bạn sẽ hiểu sâu hơn về những gì người dùng của họ cần và tính năng ứng dụng Android nào có thể hữu ích nhất cho đối tượng mục tiêu — điều này chuyển thành ứng dụng hiệu quả hơn và lợi nhuận cao hơn.
Về mặt kỹ thuật các thành viên trong công ty có thể chia sẻ cho bạn.
Nhưng các kiến thức về ngành thì bản thân các công ty công nghệ thường không có.
Do đó, tuyển dụng bạn là một nguồn bổ sung tốt.
4. TÌM VIỆC LẬP TRÌNH ANDROID Ở ĐÂU?
Có rất nhiều nơi để bạn có thể tìm được tin tuyển dụng lập trình viên Android như:
-
Vietnamworks (Website tuyển dụng lớn nhất)
-
ITviec (Website tuyển dụng IT hàng đầu)
-
topdev
-
careerbuilder
-
topcv (Hỗ trợ làm CV rất tốt)
-
mywork
-
jobsgo
-
vncareer
-
... và các nền tảng khác như Facebook, Linkedin
Thậm chí, nếu bạn có kỹ năng tốt:
"CHỈ CẦN NGỒI IM
VIỆC SẼ TỚI"
Các HeadHunter đang săn lùng, sục xạo khắp các MXH, chỉ cần bạn lộ phong thanh ra một tý tẹo thôi là đã có hàng chục HR xinh đẹp inbox xin tạo mối "quan hệ" rồi.
Đặc biệt, là một lập trình viên, bạn có thể tìm kiếm việc làm Freelancer nếu ghé qua 9 website freelancer cho lập trình viên
Và nếu bạn quyết định trở thành một Freelancer, hãy đọc qua bài viết dưới đây để biết thêm một chút về kinh nghiệm làm Freelancer nhé.
>
Đọc thêm: Nghề Freelancer Java
Vẫn còn có nhiều cách, nhiều nơi để có thể tìm được việc làm lập trình Android. Tuy nhiên, danh sách này chắc chắn có thể giúp bạn bắt đầu một cách dễ dàng nhất.
5. MỘT SỐ NGUỒN HỌC LẬP TRÌNH ANDROID
Để học lập trình Android thì có rất nhiều. Nhưng trước tiên bạn cần phải chuẩn bị những kiến thức cần thiết (từ 2.1 đến 2.5) sau đó bắt đầu với các hướng dẫn này:
TẠM KẾT
Nếu bạn là người mới bắt đầu học lập trình Android thì đây là một lộ trình học tập bạn cần phải hoàn thành.
Có rất nhiều điều phải học trước khi được các nhà tuyển dụng săn đón. Tất cả phụ thuộc vào kỹ năng mà bạn có..
Và ngay cả khi bạn là một Lập trình viên Android cao cấp (Senior), vẫn luôn có những thứ mói cần phải học hỏi để cải thiện các kỹ năng.
Bơi vì khi bạn làm việc trong lĩnh vực công nghệ, học tập là một cam kết suốt đời! Vì thế, hãy sẵn sàng!
> Tham khảo: Lộ trình học lập trình ứng dụng di động (Lộ trình chung)
---
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI
Học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học thực tế + Tuyển dụng ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0383.180086
Email: hello@niithanoi.edu.vn
Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/
#niit #icthanoi #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp #java #php #python