Lập trình Web thì có nhiều ngôn ngữ hỗ trợ rất tốt trong đó có Java và PHP. Nhưng vì Java và PHP đều là những ông lớn trong làng lập trình web thế nên sẽ có những băn khoăn nhất định khi lựa chọn học.
Chính vì thế, hôm nay mình sẽ đem hai ngôn ngữ này lên bàn cân để cho các bạn sinh viên, hay người mới tìm hiểu biết nên học Java hay PHP để lập trình web tốt hơn.
1. Sơ lược về ngôn ngữ PHP và Java
PHP là một ngôn ngữ lập trình kịch bản phía máy chủ mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi để phát triển các ứng dụng web.
PHP cung cấp các framework có sẵn rất hữu ích cho việc phát triển web nhanh chóng.
Thêm vào đó, cộng đồng hỗ trợ lớn cho việc bảo trì và phát triển. Nhìn chung PHP được sinh ra để phục vụ công việc lập trình web trở nên dễ dàng hơn.
Còn về Java, Java là ngôn ngữ lập trình mục đích chung.
Java cung cấp tính năng phát triển ứng dụng máy tính cùng với lập trình phía máy chủ...
Java có một máy ảo (Java Vituarl Machine) giúp cải thiện tốc độ và làm cho nó hoạt động hiệu quả trên nhiều hệ điều hành khác nhau.
Hơn nữa, Java có cộng đồng hỗ trợ rất lớn với hàng triệu lập trình viên tài năng và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về phát triển web.
2. So sánh PHP và Java ở mảng Lập trình Web?
Cả hai PHP và Java đều có rất nhiều tính năng mà các lập trình viên nên khám phá và sau đó đưa ra quyết định chọn một ngôn ngữ để phát triển web.
2.1. Mức lương
Khi nói đến việc so sánh mức lương trung bình giữa PHP và Java, thì các lập trình viên Java Web có lợi thế hơn vì mức lương của họ cao hơn so với các lập trình viên PHP.
Tuy nhiên, lương trả cho lập trình viên cũng được tính vào chi phí dự án.
Bạn biết ý mình là gì không?
Điều đó có nghĩa là chi phí trả lương trong dự án Java sẽ cao hơn dự án PHP.
2.2. Tốc độ thực thi
Code PHP có thể được thực thi bằng một số cách vì chúng có thể nhúng mã PHP vào mã HTML bằng cách sử dụng thẻ script hoặc chúng có thể thực thi mã PHP bằng cách sử dụng thông qua hệ thống quản lý nội dung.
Mặt khác, code Java được biên dịch thành bytecode được thực thi trên máy ảo Java.
JVM được thực thi bởi CPU vì vậy Java bytecode có thể thực thi nhanh hơn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp như tải trang, PHP Engine nhanh hơn vì nó nhẹ hơn nhiều so với Java.
Và với sự ra mắt của PHP7, tốc độ của PHP đã được nâng lên một tầm cao mới. Đối với các tác vụ web thông thường thì tốc độ khác nhau là không đáng kể.
2.3. Hỗ trợ lập trình
PHP là ngôn ngữ kịch bản phía máy chủ được sử dụng trong phát triển web. Ban đầu, nó không hỗ trợ các tính năng hướng đối tượng nhưng giờ nó cũng hỗ trợ các tính năng của OOP.
Vì lý do này, nhiều trang Web sử dụng PHP làm ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.
Về Java, nó là ngôn ngữ thuần hướng đối tượng (đầy đủ tính năng hướng đối tượng nhất), nó cũng hỗ trợ một số mô hình chức năng như lambda expression và các hàm ẩn danh (anonymous function).
Những mô hình này rất quan trọng để viết một số ứng dụng module cho phần mềm. Vì lý do này, nhiều lập trình viên thích Java để xây dựng các ứng dụng doanh nghiệp vì nó cung cấp các lợi thế của lập trình viên hiện đại.
2.4. Công cụ hỗ trợ phát triển web
Công cụ chỉnh sửa code
Java có các trình soạn thảo tuyệt vời như Netbeans, IntelliJ và Eclipse giúp tăng năng suất quản lý các sản phẩm lớn.
Mặt khác, PHP cũng được hỗ trợ tuyệt vời trong Eclipse và Netbeans, PHP Storm.
Công cụ debug
Java có thể debug khi sử dụng các trình chỉnh sửa code, nhưng PHP thì chỉ có thể debug bằng câu lệnh in ra màn hình.
Công cụ đóng gói
Trong PHP, nó chỉ sử dụng các tệp nên không có khái niệm đóng gói. Còn về Java thì sử dụng công cụ đóng gói như ANT, Maven, Editors, Web start, ….
2.5. Bảo mật
Mặc dù cả hai ngôn ngữ đều cung cấp rất nhiều tính năng bảo mật cho người dùng, nhưng PHP thiếu một số tính năng bảo mật tích hợp so với các ngôn ngữ khác.
Do đó, các lập trình viên phải sử dụng các tính năng bảo mật được cung cấp bởi framework PHP khác nhau để bảo vệ ứng dụng doanh nghiệp của họ.
> Đọc thêm: Framework PHP tốt nhất
Còn về Java, nó đi kèm với các tính năng bảo mật nâng cao, nó cung cấp đầy đủ các tính năng bảo mật cho người dùng.
Java cho phép các nhà phát triển thực hiện trao đổi dữ liệu máy khách và máy chủ qua các giao thức chuyển giao an toàn.
Để phát triển ứng dụng web hoặc ứng dụng doanh nghiệp, nhiều nhà phát triển họ thích Java hơn PHP.
2.6. Chi phí phát triển web
PHP là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở cho phép người dùng phát triển bất kỳ code nào mà không cần phải trả một khoản phí nào.
Các lập trình viên có thể sử dụng framework PHP để phát triển ứng dụng doanh nghiệp và họ cũng có thể tùy chỉnh ngôn ngữ kịch bản phía máy chủ theo nhu cầu phát triển doanh nghiệp của bạn.
Java thì khác, nó không hoàn toàn là nguồn mở (Nhưng sẽ sớm trở thành nguồn mở, chi tiết tại đây).
Còn hiện tại thì có một số phần trong Java vẫn bị tính chi phí bản quyền (giấy phép) nếu bạn cần sử dụng đến nó.
2.7. Tốc độ Website PHP so với Java
Mặc dù Java thì nổi tiếng về tốc độ. Nhưng trong lập trình web tốc độ của ngôn ngữ không phải là điều quyết định.
Tốc độ của website chủ yếu phụ thuộc vào máy chủ cơ sở dữ liệu có đáp ứng tốt cho loại dữ liệu bạn đang làm việc, máy tính và băng thông của người dùng cuối có đủ mạnh.
Ngoài ra, Website của bạn có tốc độ nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào bạn viết code như thế nào và kiến trúc của nó.
3. Người mới học lập trình Web thì nên chọn PHP hay Java?
Người mới học lập trình web thì nên chọn PHP hay Java?
Thật sự là lựa chọn giữa PHP và Java để lập trình Web khá là khó khăn bởi vì chúng đều có những nổi trội riêng so với ngôn ngữ còn lại.
Đa phần sự lựa chọn PHP hay Java đều là do sở thích cá nhân.
Ngôn ngữ phù hợp nhất cho người mới học cũng sẽ phụ thuộc vào bạn muốn học để làm điều gì.
Cả hai Java và PHP đều có vị trí, vai trò riêng của mình trong ngành lập trình.
Khi tham khảo tất cả các vấn đề được đem ra so sánh ở trên, thì bạn chắc cũng có phần hiểu rõ về ưu điểm và nhược điểm của PHP trong mảng lập trình web.
Nhưng để nhận định theo ý kiến chủ quan của mình thì..
Mình nhận thấy PHP là ngôn ngữ thích hợp cho các bạn mới học lập trình Web hơn là Java.
Bởi vì nó được thiết kế ra cho công việc phát triển web, nó đơn giản hơn nhiều so với Java.
Thậm chí nó khá phù hợp với những bạn từ ngành khác muốn chuyển ngành sang lập trình (không có nền tảng công nghệ thông tin trước đó)
> Nếu bạn cũng như vậy thì KHÓA HỌC PHP (Full stack) hoàn toàn phù hợp với bạn, bởi nó được thiết kế cho những người mới bắt đầu.
Còn Java thì bản chất nó là ngôn ngữ lập trình mục đích chung. Nó không chỉ được thiết kế để lập trình web, vì thế nó đồ sộ hơn và dĩ nhiên sẽ khó hơn PHP.
Tuy nhiên, nếu bạn có tư duy khá và muốn phát triển nhiều mảng sau này (không chỉ web) thì Java là lựa chọn hàng đầu.
> Tham khảo ngay KHÓA HỌC JAVA (Full stack). Học và làm việc với chuyên gia doanh nghiệp phần mềm hàng đầu.
Kết luận
Cả hai ngôn ngữ đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Khi mới học lập trình Web thì PHP là lựa chọn hợp lý.
Khi nắm vững cách hoạt động của Server - Client, có kinh nghiệm là một vài dự án PHP từ đầu đến cuối thì bạn có thể học thêm Java Web để nâng cấp bản thân hơn nữa.
Bởi vì Java là ngôn ngữ lớn, thuần OOP, đa nền tảng... Đủ để bạn thỏa sức khám phá và phát triển.
Và nên nhớ là, học lập trình là học để được nằm trong top những người được trả lương cao nhất trong xã hội. Vì thế, nó đánh đổi bằng mồ hôi và công sức bạn bỏ ra.
---
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI
Dạy học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học làm Lập trình viên. Hành động ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0914939543 - 0353655150
Email: hello@niithanoi.edu.vn
Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/
#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp #java #php #python