Có lẽ bạn đã từng nghe nói về Magento là một nền tảng thương mại điện tử lớn nhưng có lẽ bạn vẫn chưa hiểu rõ phần mềm này là gì? Và nó sở hữu những chức năng gì? Hay như trong trường hợp bạn là chủ một gian hàng online, thì tại sao bạn lại nên chọn nó trong số các nền tảng thương mại điện tử để xây dựng gian hàng web của mình ? Bài viết này sẽ trả lời chính xác cho bạn câu hỏi “Magento 2 là gì?” một cách dễ hiểu nhất cho người mới.
Có một điều cần chú ý đó là Magento có 2 phiên bản: Magento 1 và Magento 2. Tuy nhiên Magento 1 đã bị dừng hỗ trợ kể từ tháng 6 năm 2020. Và trên thực tế, tất cả các sản phẩm có hiệu lực của Magento đều đang dựa trên Magento 2. Vì vậy, bài viết này sẽ tập trung chủ yếu vào Magento 2.
Nội dung chính
1. Magento, nó là gì?
Phần mềm Magento là gì?
Lần đầu được giới thiệu bởi Tập đoàn Varien của Mỹ vào năm 2007, Magento là một nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng để giúp các chủ gian hàng online xây dựng website của họ. Do là một phần mềm mã nguồn mở, người dùng Magento có thể tự do tùy chỉnh, mở rộng mã nguồn hoặc thêm các tiện ích mở rộng của bên thứ ba để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của họ.
Các website Magento đáp ứng được phần lớn các yêu cầu của ngành kinh doanh:
-
Cung cấp cho bạn toàn quyền kiểm soát về vẻ ngoài và nội dung website của bạn
-
Giúp quản lý các trang catalog, danh mục hàng hóa, khách hàng, đơn hàng, và trả lại hàng
-
Cung cấp các công cụ cho marketing và SEO để duy trì ảnh hưởng online cho cửa hàng của bạn
-
Cung cấp nhiều phương thức giao hàng và thanh toán
-
Và còn nhiều yêu cầu khác nữa.
2. Lịch sử và quá trình phát triển của Magento 2: 2007-2020
2007: Tập đoàn Varien cho ra mắt Magento beta
2008: Magento ra mắt phiên bản chính thức (Magento Community Edition)
2009: Magento dần trở nên được biết đến.
Giới thiệu Magento Enterprise Edition
2010: Magento đạt mốc 1,5 triệu lượt tải.
Giới thiệu Magento Mobile
2011: eBay mua lại Magento và nhanh chóng sở hữu 100% cổ phần.
Giới thiệu Chứng chỉ lập trình Magento
Tích hợp cùng Paypal
2012-2014: Magento 1 có một số bản cập nhật và sửa đổi lại.
2015: Pemirra mua lại Magento
Giới thiệu Magento 2 với nhiều tính năng và cấu trúc nâng cao
2016: Ra mắt Magento 2.1
Giới thiệu Magento Marketplace và M Commerce Order Management
Ra mắt Magento Commerce Cloud
Ra mắt Magento Luma Theme
2017: Đổi tên Magento CE thành Magento Open Source và Magento EE thành Magento Commerce
Ra mắt Magento 2.2
Giới thiệu Magento Business Intelligence & Magento Shipping
2018: Adobe mua lại Magento với giá 1.68 tỷ đô la
Ra mắt Magento 2.3
Magento Payment được công bố
2019: Ra mắt Magento Commerce Cloud
Giới thiệu Amazon Sales Channel trong Magento
2020: Magento 1 bị dừng hỗ trợ
Ra mắt Magento 2.4 vào tháng 8
3. Magento phổ biến như thế nào?
Theo trang Builtwith, Magento đứng thứ 3 trong top 1 triệu trang dẫn dầu về các nền tảng thương mại điện tử trên Internet. Đặc biệt, 10 trong số 100 cửa hàng online hàng đầu chọn Magento làm nên tảng thương mại điện tử của họ. Thị phần của Magento có vẻ không quá ấn tượng, nhưng cũng đủ đế đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng. Bạn có thể tham khảo các thống kê về mức độ sử dụng Magento được thực hiện bởi trang Builtwith để biết thêm thông tin.
Theo các số liệu thống kê từ Builtwith, Các quốc gia phát triển sử dụng Magento nhiều hơn so. Cụ thể, Mỹ, Anh, và Úc sử dụng Magento nhiều nhất.
Ngoài ra, nhiều nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới xây dựng trang thương mại điện tử của họ trên Magento: Nike, Coca-Cola, Canon, Asus, Christian Louboutin, Ford, HP, etc. Như chúng ta có thể thấy, Magento rẩ được ưa chuộng trong giới thương mại điện tử.
4. Các phiên bản của Magento 2: Community and Enterprise
Magento có 2 phiên bản riêng biệt: Magento Open Source và Magento Commerce. Mỗi sản phẩm đều có các ưu nhược điểm và phù hợp với từng loại hình kinh doanh khác nhau.
4.1. Magento Open Source (Magento CE)
Magento Open Source (trước đây là Magento Community Edition) là phiên bản miễn phí tải về và sử dụng. Tuy nhiên, với phiên bản này, Magento các chức năng và tính năng cơ bản. Nếu bạn muốn một trang thương mại điện tử mạnh mẽ, bạn sẽ cần phải trang bị cho web của bạn với các tính năng nâng cao. Ngoài ra, bạn cũng phải chịu một số chi phí như dịch vụ hosting, tên miền, lập trình, thiết kế web, các tiện ích mở rộng bên thứ ba, và duy trì các website.
Cách giải quyết vấn đề này đó là bạn có thể thuê lập trình viên nếu có nguồn ngân sách dồi dào. Nếu không thì bạn nên mua các tiện ích mở rộng và chủ đề từ bên thứ ba trên Marketplace. Điều này giúp cắt giảm thời gian và công sức để tùy chỉnh. Một cách khác là bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp từ cộng đồng Magento rộng lớn. Nếu bạn bắt đầu từ con số 0 hoặc là chủ hộ kinh doanh nhỏ, Magento Open Source sẽ là lựa chọn tối ưu.
4.2. Magento Commerce (Magento EE)
Trong khi đó, Magento Commerce, trước đây là Magento Enterprise Edition (viết tắt là Magento EE), là phiên bản trả phi được phát triển bởi nhóm Magento.
Người dùng sẽ phải trả một khoản phí bản quyền hàng năm khá lớn tùy thuộc vào Tổng doanh thu kỳ vọng hàng năm (GSR) của họ. Mức giá ước lượng là $22,000 cho mức dưới $ 1,000,000 GSR và $125,000 cho mức từ $25,000,000-$50,000,000 GSR. Mức giá này chưa bao gồm các chi phí khác như máy chủ web, cơ sở dữ liệu, chi phí phát triển (lập trình, thiết kế, tích hợp), đội ngũ nhân viên kỹ thuật.
Nhưng bù lại, cửa hàng của bạn sẽ được trang bị các tính năng tiên tiến và nhận được hỗ trợ 24/7 từ nhóm Magento. Với khả năng mở rộng và sự linh hoạt, Magento 2 Commerce có thể giải quyết được khối lượng công việc rất lớn và xử lý các yêu cầu kinh doanh phức tạp. Phiên bản này phù hợp hơn với các hãng lớn muốn mở rộng thị trường của họ ra toàn cầu.
4.3. Các sản phẩn khác của Magento 2
Are all products Magento 2 provides? The answer is no. In fact, Magento has developed other products to increase functionalities of Magento 2 Commerce such as Magento Commerce Cloud, Magento Business Intelligence, Magento Order Management.
-
Magento Commerce Cloud: Nhóm Magento kết hợp Magento Commerce và hosting với cơ sở hạ tầng dựa trên đám mây. Có nghĩa là phiên bản này sở hữu tất cả chức năng của Magento 2 Commerce và được tăng cường thêm Cloud hosting. Magento Cloud Edition cung cấp cơ sở hạ tầng các dịch vụ quản lý thương gia, an ninh cao, hiệu năng được tối ưu hóa, tích hợp mượt mà với các framework hiện nay, và mặt tiền web cửa hàng có thể mở rộng.
-
Magento Business Intelligence: Sản phẩm này là một nền tảng phân tích mạnh mẽ được thiết kế dành cho các doanh nghiệp sử dụng dữ liệu để tăng trưởng. Nó giúp tập hợp dữ liệu từ nhiều nguồn như cơ sở dữ liệu website, Các module Magento, và các công cụ bên thứ ba khác (Facebook Ads, Google AdWords, Quickbooks, và Salesforce). Nhờ vậy, các thương gia có thể thu thập được các insight có giá trị để hoạch định chiến lược phát triển một cách hiệu quả. Có 2 lựa chọn cho sản phẩm này: Magento Business Intelligence Pro (phù hợp cho các hãng lớn) và Magento Business Intelligence Essentials (phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ).
-
Magento Order Management edition
Được tích hợp cùng Magento Commerce, Magento Order Management là một giải pháp linh hoạt và giá thành hợp lý để quản lý, bán hàng, đáp ứng gian hàng từ các kênh bán hàng, online hoặc trực tiếp tại cửa hàng. Cụ thể, nó cải thiện gian hàng của bạn về mặt thị giác để bạn có thể theo dõi được gian hàng của mình có gì, ở đâu, Các nhà cũng cấp dịch vụ logistic hay các đối tác bán lẻ là ai,v..v..., tại bất kỳ cửa hàng nào và bất cứ lúc nào.
Điều này không những giúp giảm thiểu chi phí mà còn tăng tốc độ tiếp cận thị trường. Vì vậy, nó sẽ phản hồi các nhu cầu của khách hàng đúng lúc. Một giải pháp thông minh để tăng cường trải nghiệm và sự trung thành của khách hàng.
5. Điểm qua về các chức năng chính của Magento 2
Như đã nói ở trên, Magento có nhiều chức năng phong phú và mạnh mẽ để giúp các thương gia online tăng cường sức mạnh cho các website thương mại điện tử của họ.Phần này sẽ cho bạn thấy các chức năng của Magento 2.
Sau đây là danh sách các chức năng cơ bản của Magento 2:
Quản lý Catalog:
Quản lý nội dung:
-
Thiết kế và chủ đề
-
CMS Page
-
CMS Block
-
Tiện ích nhỏ
Hỗ trợ Marketing:
-
Quảng cáo
-
Email Marketing
-
SEO
-
Google API
Giỏ hàng và thanh toán:
-
Giỏ hàng
-
Thanh toán tích hợp
Quản lý đơn hàng:
-
Xử lý đơn hàng
-
Phương thức thanh toán
-
Phương thức giao hàng
Quản lý khách hàng:
-
Tài khoản khách hàng
-
Các đặc điểm của khách hàng
-
Nhóm khách hàng
Quản lý cửa hàng:
-
Thông tin cửa hàng
-
Phân cấp cửa hàng
-
Hiệu chỉnh cửa hàng
Quản trị người dùng
-
Quản lý hệ thống
-
Xuất/Nhập
-
Công cụ
Phân tích và báo cáo:
-
Báo cáo Marketing
-
Doanh số và Sản phẩm
-
Báo cáo
-
Báo cáo về khách hàng
6. Tại sao lại chọn Magento cho kinh doanh online?
6.1. Nền tảng mã nguồn mở – Tính tùy biến và linh hoạt.
Là một nền tảng mã nguồn mở, Magento cho phép người dùng tải về và sử dụng miễn phí. Quan trọng hơn đó là người dùng có thể tùy biến một cách linh hoạt website để đáp ứng theo sở thích kinh doanh của họ. So với một số nền tảng mã nguồn đóng như Shopify, bạn gần như phải phụ thuộc hoàn toàn vào những gì mà nhà cung cấp đã phát triển sẵn.
Trong trường hợp bạn cần một chức năng nào đó để cải thiện công việc kinh doanh, nhưng nền tảng của nhà cung cấp lại không có chức năng, thì đó sẽ là một rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, Magento sẽ là lựa chọn lý tưởng.
6.2. Khả năng mở rộng cao
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có mong muốn phát triển và phát triển hơn nữa. Điều này sẽ yêu cầu phải có một website với tính mở rộng cao mà có thể thích ứng và đáp ứng với các nhu cầu ngày càng tăng cao. Dành cho các doanh nghiệp có khao khát không ngừng vươn lên, Magento là một công cụ đầy sức mạnh mà có thể phục vụ một lượng người dùng và danh mục sản phẩm khổng lồ. Với các doanh nghiệp nhỏ thì sao? Họ cũng có thể tận dụng thế mạnh này bằng cách mở rộng các dòng sản phẩm: bổ sung thêm các mặt hàng mới, tạo thêm nhiều danh mục mới cho catalog sản phẩm.
Chú ý:
-
Magento 2 Open Source thông thường có thể quản lý một cách an toàn từ 100,000 – 200,000 sản phẩm, mà không cần phải mở rộng và giám sát nhiều. Khi được mở rộng, tối ưu hóa, và cung cấp tài nguyên máy chủ mộ cách phù hợp, nó có thể quản lý từ 400,000 – 500,000 sản phẩm.
-
Magento 2 Commerce còn quản lý được nhiều hơn nữa, dựa vào một số chức năng cao cấp.
-
Tuy nhiên, bạn cũng nên trao đổi với nhóm hỗ trợ hosting để biết họ có cho phép khối lượng hosting lớn như vậy hay không.
6.3. Một cộng đồng lớn với sự hỗ trợ tuyệt vời
Với hơn 450,000 thành viên diễn đàn, Magento sở hữu một cộng đồng lớn trên toàn thế giới, bao gồm các lập trình viên thương mại điện tử, những người đóng góp, các nhà cải tiến công nghệ, v..v... Thay vì thuê một lập trình viên với chi phí lớn, các thương gia online có thể nhờ đến các thành viên cộng đồng sẵn sàng giúp đỡ nếu gặp phải bất cứ vấn đề gì. Thêm nữa, Cộng đồng Magento cũng thường xuyên cập nhật các tin tức liên quan mới nhất cho các.
6.4. Dễ dàng tích hợp vào các dịch vụ của bên thứ ba.
Nền tảng Magento tạo điều kiện dễ dàng để bạn có thể tích hợp một lượng lớn các công cụ bên thứ ba vào trang của bạn, chẳng hạn như các tiện ích và plugin đối tác của Magento, các cổng thanh toán (Paypal, Braintree, COD, v..v..), các ứng dụng cơ sở dữ liệu, giao hàng, theo dõi đơn hàng, hay các công cụ tích hợp của Google (Google Analytics, GG checkout, v..v..), hay các chủ đề (Porto, Themeforest, v..v..).
Nhờ có nó, các thương gia online merchants không cần phải lo lắng xem các công cụ này có hoạt động với Magento hay không. Ngoài ra, người dùng có thể hiệu chỉnh việc tích hợp các công cụ bên thứ ba theo hướng dẫn từng bước của Magento.
6.5. Nền tảng thương mại điện tử thân thiện với SEO
Một website thân thiện với SEO giúp thu hút nhiều traffic đến website của bạn hơn. Magento sở hữu các tính năng SEO tuyệt vời được dựng sẵn mà có thể tối ưu website cho bạn. Bạn có thể dễ dàng tạo ra các URL, thẻ, mô tả thân thiện với SEO bằng các từ khóa phù hợp.
Mục Search Terms trong Marketing cung cấp cho bạn các cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất và các báo cáo về chúng. Một điều nữa cần nhớ đó là, website Magento có thể tích hợp với một lượng lớn các ứng dụng bên thứ ba, bao gồm cả các tiện ích mở rộng dành cho SEO. Lợi thế này sẽ giúp bạn tăng vị trí trong xếp hạng của Google.
6.6. Hỗ trợ nhiều cửa hàng, ngôn ngữ và đơn vị tiền tệ
Như đã nhắc đến ở trên, rất nhiều hãng bán lẻ onlinecó tên tuổi xây dựng website của họ bằng Magento bởi Magento hỗ trợ nhiều cửa hàng và ngôn ngữ. Sau khi cài đặt Magento, họ có thể chạy nhiều cửa hàng trên cùng một nền tàng. Ngoài ra, Magento cũng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ phổ biến và chấp nhận nhiều đơn vị tiền tệ. Tính năng này cho phép các nhãn hiệu lớn phục vụ các khách hàng mua sắm online trên toàn thế giới .
Với những ai muốn mở rộng hoạt động kinh doanh thì Magento là cách tốt nhất để các doanh nghiệp tiếp cận với các thị trường lớn hơn và đảm bảo mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của họ trên khắp toàn cầu.
6.7. Nhiều tiện ích mở rộng nâng cao
Để nâng cấp cửa hàng của bạn, bạn có thể dễ dàng mua các tiện ích mở rộng từ Magento marketplace với giá cả phải chăng hoặc đôi khi là miễn phí. Có hơn free 3500 các tiện ích mở rộng, plugin, và chủ đề, cả miễn phí và trả phí được phát triển bởi các nhà cung cấp và các đối tác.
Các công cụ này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong các khía cạnh của kinh doanh như Marketing, Khách hàng, Giao hàng và Thanh toán, Checkout hoặc Quản lý đơn hàng, Báo cáo, và Phân tích. Vậy, hãy thử dạo một vòng quanh Marketplace; chắc chắn là bạn sẽ tìm được tiện ích mong muốn. Hơn nữa, cũng có khá nhiều nhà cung cấp tiện ích và chủ đề cho Magento trên toàn cầu.
6.8. Website đa đáp ứng trên bất kỳ thiết bị nào
Ngày nay, phần lớn mọi người ai cũng có smartphone và máy tính bảng. Thay vì lướt Internet trên máy tính bàn hay laptop, người dùng chuyển sang sử dụng smartphone và máy tính bảng để lướt web và mua sắn. Nhận thấy điều này, Magento đã nhanh chóng cung cấp cho các chủ cửa hàng với một nền tảng đa đáp ứng để điều chỉnh theo sở thích của người dùng.
Đặc biệt, nền tảng này hỗ trợ HTML5 và CSS3 để điều chỉnh kích cỡ hình ảnh trên bất kỳ thiết bị nào và hỗ trợ các video. Bởi vậy, người mua sử dụng các thiết bị khác nhau có thể có cùng một trải nghiệm mượt mà và tiện lợi. Không có trục trặc về hiển thị. Không có các vấn đề về mua hàng. Và tốc độ tải trang nhanh. Ngoài ra một website đáp ứng sẽ tiết kiệm thời gian, tiền bạc, và công sức cho chủ sở hữu thay vì phải quản lý các chủ đề khác nhau trên các thiết bị khác nhau. Thật tuyệt vời làm sao!
6.9. Hiệu năng của Website cao
Người dùng luôn muốn một website có tốc độ tải trang cao. Nếu website của bạn phải mất thời gian để chờ, thì họ sẽ sớm rời khỏi trang, và nó được gọi là tỷ lệ thoát trang. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ chuyển đổi mà còn với xếp hạng Google nữa. Quan trọng hơn, nó không mang lại một trải nghiệm người dùng mượt mà, thông suốt, và kết quả là họ sẽ khó có thể quay trở lại website của bạn trong tương lai.
Do vậy, bạn sẽ cần phải có một website với hiệu năng tốc độ cao. Magento là một trong số những nền tảng thương mại điện tử xuất sắc về mặt hiệu năng. Theo một nghiên cứu của Adheadwork, Magento là người về nhì trong cuộc cạnh tranh về tốc độ tải trang giữa các nền tảng phổ biến: WooCommerce, Shopify, PrestaShop. Và Magento cũng không quá cách biệt so với người thắng cuộc là Shopify. Nền tảng này còn có phần nổi trội hơn Shopify khi tải trang trên các thiết bị di động.
6.10. Các phiên bản được cập nhật thường xuyên
Khi bạn điều hành một cửa hàng online, gặp các lỗi mới là việc không thể tránh khỏi. Nếu bạn không cập nhật cửa hàng kịp thời, thì nó sẽ làm chậm website của bạn hay tạo ra các sơ hở để tin tặc truy cập vào hệ thống của bạn. Vậy, sở hữu một nền tảng được cập nhật thường xuyên và dễ dàng là rất cần thiết. Magento cho phép người dùng của cả 2 phiên bản dễ dàng và đều đặn nâng cấp website của họ. Mỗi phiên bản cập nhật mới sẽ sửa các lỗi đã phát hiện từ phiên bản trước. Mặt khác, phiên bản mới sẽ cung cấp thêm các tính năng nâng cao để tăng cường trải nghiệm cho cả chủ cửa hàng và khách hàng.
Nhờ vậy, các chủ cửa hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức để làm việc với hệ thống. Cùng lúc đó, khách hàng sẽ được tận hưởng một trải nghiệm mượt mà và thông suốt, điều này sẽ giúp tăng doanh số bán hàng. Kết quả là họ sẽ tiếp tục quay lại trang bán hàng của bạn và mua sắm nhiều hơn.
Chú ý: Từ năm 2007 đến 2020, Magento đã cho ra mắt rất nhiều phiên bản từ Magento 1 và Magento 2. Phiên bản mới nhất của Magento hiện tại là Magento 2.4.1. Hãy kiểm tra Các ghi chú phát hành phiên bản của Magento 2 (cho cả 2 phiên bản Magento 2) để cập nhật phiên bản mới nhất cho website của bạn.
7. Các thách thức khi xây dựng các website thương mại điện tử trên Magento 2
7.1. Khá khó với người mới bắt đầu
Khi chọn bất kì nền tảng nào, bạn phải cân nhắc về tính tiện dụng và dễ dàng cài đặt. Khi cài đặt và tùy chỉnh Magento, bạn cũng cần phải có một chút kiến thức về code và các thuật ngữ. Vì vậy, nếu bạn là một người “mù” công nghệ, thì sẽ rất khó để có các tùy chỉnh phức tạp trên website của bạn
Tuy nhiên, bạn không cần phải lo về vấn đề này bởi có khá nhiều cách giải quyết. Hãy tìm một lập trình viên để giải quyết vấn đề cho cửa hàng của bạn và nâng cao hiệu năng của nó. Hoặc nếu ngân sách của bạn có hạn thì hãy hỏi các thành viên trên diễn đàn Magento, nơi mà có rất nhiều chuyên gia sẵn sàng giúp đỡ bạn. Ngoài ra, Marketplace là nơi lý tưởng để tìm các giải pháp được làm sẵn như các tiện ích mở rộng, plugin, hoặc các chủ đề.
7.2. Phải đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào Magento Commerce
Magento Community là hoàn toàn miễn phí, vì vậy nó sẽ phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và các start-up. Tuy nhiên phiên bản này lại khó có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng của SEM (Search Engine Marketing) và các hãng lớn. Trong trường hợp này, các chủ doanh nghiệp nên chuyển sang Magento Commerce, mà mức phí hàng năm lại khá cao, $22,000 cho mức dưới $ 1,000,000 GSR và $125,000 cho mức từ $25,000,000-$50,000,000 GSR như đã nói đến ở trên. Không thể phủ nhận rằng khoản tiền để đầu tư vào Magento Commerce là rất lớn, nhưng nó cũng đi cùng với rất nhiều các lợi ích lớn mà các doanh nghiệp sử dụng Magento Community không có.
7.3. Các chi phí khác của Magento Community
Mọi thứ đều có cái giá của nó. Hẳn là vậy. Với phiên bản miễn phí Magento Open Source, bạn vẫn phải chăm lo rất nhiều thứ. Nghĩa là bạn sẽ phải dành thời gian để tìm kiếm, nghiên cứu, chọn lọc và học cách để làm. Nhưng có một tin vui là bạn có toàn quyền chọn các nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất, (ví dụ như hosting, dịch vụ chất lượng cao với giá cả phải chăng) cho việc kinh doanh online của bạn.
8. Bạn có thể kiếm được các nguồn tài nguyên đáng tin cậy về Magento ở đâu??
Bạn không thể tìm các kiến thức và công cụ về Magento đáng tin cậy ở bất kì đâu hơn là từ chính Magento. Dưới đây là 4 kênh chính mà bạn có thể tận dụng.
8.1. Các website của Magento
Đây là một kênh phải có với các chủ cửa hàng online muốn có những thông tin chi tiết và đáng tin cậy về Magento. Có rẩt nhiều sản phẩm để chọn như: Magento Open Source và các sản phẩm của Magento Ecommerce như Magento Commerce, Magento Cloud, Magento Business Intelligence, v..v.., cùng với các giải pháp cho những doanh nghiệp lớn và nhỏ, cho các nhu cầu của B2C (business to cosumer) và B2B (business to business), hay các ngành công nghiệp khác nhau.
Nếu bạn muốn biết các kiến thức về thương mại điện tử liên quan đến Magento, Thư viện tài nguyên là nơi chứa một lượng lớn tài nguyên ở tất cả các định dạng: PDF ebook, infographic, video, webinars, v..v... để có thể tải về, bạn cần phải điền thông tin của mình vào form. Sẽ mất một chút thời gian, nhưng nó rất xứng đáng.
Hoặc là, nếu bạn muốn biết nhãn hiệu nào thành công là nhờ Magento và học cách mà họ làm, thì bạn nên dạo qua mục Customer Success Stories. Magento Blog là một nguồn tư liệu tốt để giúp bạn cập nhật với các cách thức làm việc tốt nhất, các sự kiện và tin tức về Magento.
8.2. Magento Marketplace
Là cửa hàng chính thức của Magento, Marketplace sở hữu hơn 3500 tiện ích mở rộng và chủ đề đã được xác thực được cung cấp bởi các đối tác của Magento. Thực tế, không trang nào có số lượng tiện ích nhiều như Marketplace. Đây là nơi mà các thương gia có thể chọn cho mình các module được code chuẩn để tối ưu hóa cửa hàng Magento của họ. Các tiện ích này được phân loại thành 9 danh mục và cũng là các phần của thanh Admin trên trang cửa hàng của Magento:
-
Accounting & Finance: Kế toán & Tài chính
-
Content & Customizations: Nội dung & Tùy biến
-
Marketing
-
Customer Support: Chăm sóc khách hàng
-
Payments & Security: Thanh toán & An ninh
-
Reporting & Analytics: Báo cáo & Phân tích
-
Sales: Doanh số
-
Shipping & Fulfillment: Giao hàng & hoàn thành đơn hàng
-
Site Optimization: Tối ưu hóa trang
Bạn có thể nhanh chóng tìm thấy tiện ích mong muốn bằng các lọc các lựa chọn chẳng hạn như theo Bản, Phiên bản, Giá, Kiểu đối tác, và theo Đánh giá. Quan trọng hơn là bạn hoàn toàn có thể tin tưởng các tiện tích từ cửa hàng Magento bởi chúng đã được trải qua quá trình xác thực và kiểm duyệt. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Cách để chọn các tiện ích mở rộng tốt nhất của Magento 2cho thương mại điện tử” để có thể tìm cho mình một lựa chọn đúng đắn từ cửa hàng Magento.
8.3. Magento Community
Magento Community là một diễn đàn của Magento tập hợp một cộng đồng lớn trên toàn thế giới, bao gồm các lập trình viên thương mại điện tử, những người đóng góp, và những người cải tiến công nghệ. Kênh này thì phù hợp hơn với các lập trình viên và các thương gia có hiểu biết về công nghệ.
Các lập trình viên có thể chia sẻ các ý tưởng, lời khuyên, hỗ trợ, và các nguồn tài nguyên hữu ích khác với những thành viên của cộng đồng. Bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào phát sinh từ công việc đều được đều được chào đón trong mục Stack Exchange. Ngoài ra, đây là nơi để lấy các tư liệu để huấn luyện, xử lý sự cố, and và cập nhật với các website thương mại điện tử. Một điều tuyệt vời nữa là, Magento cung cấp rất nhiều việc làm cho các lập trình viên. Hãy ghé thăm Stackoverflow để tìm kiếm cơ hội của bạn.
Các chủ cửa hàng online mà không có kiến thức về code có thể nhờ đến diễn đàn để tìm các dự án phù hợp để cải thiện cửa hàng của họ.
8.4. Magento Forum
Như đã nhắc đến ở trên, Magento Stack Exchange dành cho các lập trình viên gặp vướng mắc trong quá trình phát triển dự án của họ. Trong khi đó, Magento Forum là dành cho tất cả mọi người: các thương gia online (hiểu biết về công nghệ hoặc không), các lập trình viên, và những người đóng góp.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, hãy cứ hỏi. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra xem câu hỏi của mình đã được trả lời hay chưa. Và đừng quên đọc nội quy đế trảnh vi phạm. Có một điển đáng chú ý là, đây là nơi phù hợp để bạn có thể tiếp thị chính bản thân mình. Vì vậy, bạn nên trình bày công việc và các kienh nghiệm về Magento của mình bằng cách đăng một bài giới thiệu ngắn gọn về bản thân.
Kết luận
Tổng kết lại, mục đích chính của bài viết này là để giúp các bạn hiểu rõ hơn “Phần mềm Magento là gì?”, các ưu điểm cũng như nhược điểm, và một số nguồn tài nguyên Magento 2 đáng tin cậy. Và giờ, hẳn là các bạn đã biết được rằng Magento có phải là nền tảng phù hợp với mình hay không.
> Chờ chút: Nếu bạn đang tự học Front end và muốn đi làm nhanh về lĩnh vực này thì hãy tham gia ngay KHÓA HỌC MAGENTO cùng chuyên gia doanh nghiệp. Đào tạo từ số 0 cho người mới bắt đầu. Hỗ trợ giới thiệu thực tập / Việc làm sau khóa học.
---
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI
Học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học thực tế + Tuyển dụng ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0383.180086
Email: hello@niithanoi.edu.vn
Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/
#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp #java #php #python