So sánh hiệu năng C# và Java

Ngày đăng: 01/07/2020   -    Cập nhật: 27/11/2020
Cuộc chiến của C# và Java diễn ra trong nhiều năm. Và việc nên học Java hay C# cũng là một vấn đề đau đầu đối với nhiều bạn sinh viên.

Bởi vì có quá nhiều thứ mà Java và C# đều cạnh tranh trực tiếp với nhau.

Hôm nay, hãy cùng mình so sánh hiệu năng của C# và Java để xem ở phần này thì ai có lợi thế nhé.


So sánh hiệu năng C# và Java

So sánh hiệu năng C# và Java

Đợi chút,...

Trước khi đi vào so sánh trực tiếp hiệu năng của ngôn ngữ C# và Java, hãy cùng tìm hiểu một chút về bàn tay thao túng 2 ngôn ngữ hàng đầu này.


C# và Java là con cháu ông nào?

 

C# (C Sharp)  là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được Microsoft phát triển, được xem như đứa “con cưng” của anh Microsoft. (C# Documentation)

Nó là ngôn ngữ mạnh mẽ là phần khởi đầu cho kế hoạch .NET của họ.

Về Java thì cũng không kém cạnh, là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được lập trình viên sử dụng nhiều nhất trên thế giới được phát triển bởi James Gosling và cộng sự trong công ty Sun Microsystems, sau này được Oracle mua lại. (Java Documentation)

Oracle đã mô tả họ là "Người quản lý công nghệ Java với cam kết không ngừng để bồi dưỡng một cộng đồng tham gia và minh bạch".

> Đọc thêm: Lược sử Java từ Sun tới Oracle


So sánh hiệu năng C# và Java qua các bài test Benchmark


Dưới đây là một bài Benchmark về hiệu năng giữa hai ngôn ngữ C# và Java. Các bạn hãy tham khảo kết quả chi tiết ở dưới đây:

So sánh hiệu năng C# và Java: Regex-redux

So sánh hiệu năng C# và Java: Bài test regex-redux

So sánh hiệu năng C# và Java: Bài test spectral-norm

So sánh hiệu năng C# và Java: Bài test spectral-norm

So sánh hiệu năng C# và Java: Bài test k-nucleotide

So sánh hiệu năng C# và Java: Bài test k-nucleotide

So sánh hiệu năng C# và Java: Bài test binary-trees

So sánh hiệu năng C# và Java: Bài test binary-trees

So sánh hiệu năng C# và Java: Bài test fannkuch-redux

So sánh hiệu năng C# và Java: Bài test fannkuch-redux

So sánh hiệu năng C# và Java: Bài test fasta

So sánh hiệu năng C# và Java: Bài test fasta

So sánh hiệu năng C# và Java: Bài test mandelbrot

So sánh hiệu năng C# và Java: Bài test mandelbrot

So sánh hiệu năng C# và Java: Bài test reverse-complement

So sánh hiệu năng C# và Java: Bài test reverse-complement

So sánh hiệu năng C# và Java: Bài test n-body

So sánh hiệu năng C# và Java: Bài test n-body

So sánh hiệu năng C# và Java: Bài test pidigits

So sánh hiệu năng C# và Java: Bài test pidigits

> Chi tiết bài test benchmark bạn có thể xem tại đây.
 
Bạn thấy đấy kết quả của các bài test thì chúng ta dường như thấy Java đã hơi bị “lép vế” trước C#.

Nhưng nhìn chung chúng không quá cách biệt nhau.
 

Hiệu năng có phải là điều kiện quyết định giữa cuộc chiến C# và Java?


Câu trả lời là không.

Nếu nói về hiệu năng thì còn có nhiều lựa chọn hơn như C, C++.

Và thực tế thì so sánh hiệu năng để quyết định ngôn ngữ nào chiến thắng thì sẽ rất ngu ngốc.

Vậy thì còn có điều kiện nào ảnh hưởng đến quyết định chung cuộc cho cuộc chiến này?


Phát triển ứng dụng


Java thường được sử dụng để phát triển các ứng dụng phức tạp, dựa trên web phức tạp trong hệ sinh thái mã nguồn mở, đa nền tảng.

Mặt khác C# được sử dụng để phát triển ứng dụng Web, di động và ứng dụng Web dành riêng cho các nền tảng của Microsoft.
 
Trong khi Java là một lựa chọn tuyệt vời để xây dựng các ứng dụng truyền tin, C# thì lại tốt hơn để phát triển các dự án thực tế ảo.

Ngôn ngữ lập trình đặc biệt mạnh mẽ để xây dựng các ứng dụng và trò chơi trên máy tính để bàn chạy Windows.

Có một số công cụ có sẵn để cho phép các ứng dụng được viết bằng C# được sử dụng trên thiết bị di động và máy tính để bàn chạy trên các hệ điều hành khác Windows.


Thuộc tính lớp


Không như Java, C# có một thứ gọi là thuộc tính lớp. Để cung cấp cơ chế linh hoạt cho một số lớp để bộc lộ các trường riêng của lớp, thuộc tính lớp được sử dụng. Nó là một thành viên của lớp.

Mặc dù Java không hỗ trợ cho các thuộc tính, nhưng nó có thể được thực hiện bằng cách định nghĩa một cặp phương thức truy cập và trình biến đổi.


Môi trường thực thi


Ngôn ngữ lập trình Java được thiết kế để chạy trên mọi nền tảng với sự hỗ trợ của JRE (Java Runtime Environment).

Trong Java, mã nguồn được viết rồi sau đó biên dịch thành bytecode. Sau đó, nó được chuyển đổi thành mã máy và sẵn sàng chạy trên bất kỳ JRE nào.
 
Ở một thế giới khác, C# được thiết kế để thực thi trên CLR (Common Language Runtime).

Mã nguồn của C# được hiểu như là bytecode, được gọi là MSIL (Ngôn ngữ trung gian của Microsoft), sau đó được biên dịch bởi CLR. Trình biên dịch JIT sẽ chuyển đổi MSIL thành mã máy.


Cộng đồng, tài nguyên và tiêu chuẩn hóa


So với Java thì tài nguyên của C# rất hạn chế. Các thư viện của C# chỉ hoạt động trong hệ sinh thái của Microsoft.

Mặt khác, thư viện và hệ sinh thái tài nguyên của Java thì rất đầy đủ sử dụng ở mọi môi trường.
 
Java được hỗ trợ bởi một cộng đồng lớn không chỉ cung cấp các thư viện sử dụng miễn phí và cả thư viện mã nguồn mở.

Do đó, chúng có thể được sửa đổi và điều chỉnh nếu muốn.

Ngược lại các thư viện từ cộng đồng Microsoft là một nhược điểm của C#.

Mặc dù Java là sản phẩm độc quyền của Oracle, API Java chủ yếu được  kiểm soát và quản lý thông qua quy trình cộng đồng mở.

Mặt khác, API C# hoàn toàn được kiểm soát bởi Microsoft và C# thì được xác định theo tiêu chuẩn ECMA và ISO.


Xử lý ngoại lệ


Mặc dù xử lý ngoại lệ thì cả hai ngôn ngữ đều có, nhưng cách xử lý thì nó lại khác nhau.

Java thì cung cấp một sự phân biệt rõ ràng giữa các ngoại lệ được kiểm tra và không được kiểm tra, do đó hỗ trợ cả hai.

> Đọc thêm: Cách xử lý ngoại lệ trong Java
           
Ngược lại, trong C# thì không có quy định nào cho các ngoại lệ được kiểm tra và chỉ có ngoại lệ không kiểm tra có sẵn.

Tuy nhiên không giống như Java, C# hỗ trợ chức năng để bắt các ngoại lệ số học.


IDEs và Trình soạn thảo


So với C# thì Java có một kho công cụ hỗ trợ lập trình khổng lồ.

Eclipse, IntelliJ IDEA và NetBeans là ba IDE Java lớn cùng với một số IDE tuyệt vời khác và nhiều trình soạn thảo để lựa chọn.

Còn MonoDevelop và Visual Studio là các IDE được ưa thích nhất cho C#.

Iterator


Trong khi C# có IEnumerator, Java có Iterator cho cùng mục đích. Tuy nhiên có một vài điểm khác giữa hai thằng này, được trình bày dưới đây:

  • Iterator có phương thức remove để loại bỏ các phần tử khỏi bộ sưu tập. IEnumerator không có điều đó.
  • Iterator thì có phương thức hasNext, trong khi IEnumerator có phương thức MoveNext để xác minh kết quả.
  • Trong khi phương thức tiếp theo của Iterator trả về phần tử tiếp theo trong bộ sưu tập, IEnumerator cần phải sử dụng thuộc tính hiện tại sau khi gọi phương thức MoveNext.

Namespace


Mặc dù cả C# và Java đều có namespace, nhưng namespace trong C# không chỉ định vị trí của tệp nguồn.

Ngoài ra, các tính năng ngôn ngữ lập trình C# tạo các tên cho namespace.

Tính năng này cung cấp một cách giải quyết để ngăn chặn xung đột namespace trong code khi các loại giống nhau được nhập vào code.

Tên namespace thuộc về namespace được khai báo. Khi biên dịch code, tên sẽ có hiệu lực bằng cách tạo mã thông báo cho tên đủ điều kiện.


Operator Overloading


Operator Overloading là một tính năng cho phép xác định lại hoạt động của toán tử cho các kiểu dữ liệu do người dùng xác định.

Triết lý thiết kế của Java nhấn mạnh rằng việc lạm dụng Operator Overloading có thể dẫn đến code khó đọc, khó hiểu cũng như khó debug.
           
Vì vậy, Operator Overloading không có trong ngôn ngữ lập trình Java.

Việc thiếu đi tính năng này phần nào khiến Java không còn phù hợp để phát triển các chương trình dựa trên toán học.
           
Tuy nhiên, Operator Overloading lại có sẵn trong C# vì triết lý thiết kế của nó khi được sử dụng một cách thận trọng, tính năng này có thể làm cho code dễ đọc và cô đọng hơn.


Output Parameters


Java không hỗ trợ nhiều tham số đầu ra. C# thì ngược lại nó hỗ trợ tính năng này. Nó hỗ trợ trả về nhiều giá trị.

Portability


C# được Microsoft thiết kế đặc biệt để chạy và phát triển các ứng dụng cho các nền tảng khác nhau của mình.

Ngược lại, Java cung cấp rất nhiều hỗ trợ đa nền tảng nhờ bytecode độc lập với máy.

Trong bất kỳ chương trình Java nào, mã được chuyển đổi thành bytecode bởi trình biên dịch Java.

Sau đó, bytecode được biên dịch này có thể được thực thi trên bất kỳ hệ điều hành nào có JRE chạy được.

Mã nguồn một khi được viết bằng Java thì có thể chạy trên bất kỳ nền tảng nào, đó là một trong những lợi ích tốt nhất của nó.


Về cài đặt


Các thư viện C# được cung cấp cùng với trình cài đặt .NET framework cùng với IDE, ở đây là Visual Studio.
           
Mặt khác, Java yêu cầu JDK (Bộ công cụ phát triển Java) được cài đặt trên một hệ thống.

Nó đi kèm với trình biên dịch Java và JRE (Java Runtime Environment). Không có IDE trong bộ cài đặt đó. Do đó bạn cần tải xuống và cài đặt một cách thủ công.


Vậy, thực tế thị trường sử dụng C# và Java ở loại dự án nào? Trước tiên mình nói về.

 

C# thường được làm ở những dự án thực tế nào?

 

Viết ứng dụng cho Windows


Điều này thì tất nhiên rồi, C# được phát triển để viết phần mềm cho hệ sinh thái của Microsoft mà.

C# với sự hỗ trợ của bộ khung .NET đã được sử dụng để xây dưng và phát triển nhiều ứng dụng, phần mềm trên desktop.

Một số ứng dụng sử dụng C# nổi tiếng có thể kể ngay đến như là: Skype, Photoshop, Microsoft Office, Visual Studio,.....


Công cụ phát triển game đa nền tảng Unity


C# được xem là ngôn ngữ lập trình lý tưởng khi bạn xây dựng, phát triển game đa nền tảng sử dụng Unity.

Ứng dụng Web, Mobile


C# có khả năng tạo được nhiều ứng dụng web bằng việc sử dụng Asp.NET.

Ngoài ra, C# còn có khả năng làm ứng dụng web hoạt động trơn tru trên một máy chủ.

Và C# còn có khả năng phát triển ứng dụng trên hệ điều hành IOS và Android với thư viện Xamarin.

C# là như thế, vậy còn Java thì thế nào?


Java thường được sử dụng trong dự án nào?


VIết ứng dụng Android


Nếu bạn muốn nhìn thấy nơi mà Java được sử dụng, thì bạn chẳng cần tìm đâu xa. Mở điện thoại Android lên với bất kỳ ứng dụng nào, hầu hết chúng đều được viết bằng ngôn ngữ Java, với Android API của Google, tương tự như JDK.

Ứng dụng máy chủ dùng cho dịch vụ tài chính


Java đóng vai trò rất lớn trong các dịch vụ tài chính bởi vì khả năng bảo mật của nó.

Rất nhiều ngân hàng đầu tư toàn cầu như Goldman Sachs, Citigroup, Barclays, Standard Charted và các ngân hàng khác sử dụng Java để viết các hệ thống giao dịch điện tử, các hệ thống xác nhận và kiểm toán, các dự án xử lý dữ liệu và một số công việc quan trọng khác.

Java chủ có thế mạnh rất lớn ở phía máy chủ, những nơi hầu như không có bất kỳ một phần front-end nào thì Java sẽ có mặt ở đó.


Các ứng dụng web Java lớn


Java cũng sử dụng nhiều trong các ứng dụng web và thương mại điện tử. Bạn có rất nhiều RESTFull service được tạo ra sử dụng Spring MVC, Struts 2.0 và các framework tương tự.

Các website cần thực hiện nhiều tác vụ cần đến hiệu năng cao thì Java là ứng cử viên hàng đầu.

Ngay cả các ứng dụng web đơn giản dựa trên Servlet, JSP Struts cũng khá phổ biến.


> Nếu bạn chọn HỌC JAVA thì cơ hội nghề nghiệp là rất rộng mở bởi vì tính đa nền tảng và khả năng cover từ dự án nhỏ đến dự án lớn của Java.


Nhiều tổ chức chính phủ, y tế, bảo hiểm, giáo dục, quốc phòng và một số bộ phận khác có ứng dụng web được xây dựng bằng Java.


Các công cụ phần mềm lập trình


Nhiều công cụ phát triển phần mềm hữu ích được viết bằng Java, ví dụ: Eclipse, IntelliJ Idea và NetBeans IDE...

> Đọc thêm: Top IDE Java tốt nhất

Mình nghĩ rằng chúng là những ứng dụng desktop viết bằng Java được sử dụng nhiều nhất.

Java Swing cũng đươc dùng phổ biến để tạo ra giao diện người dùng, sau này được phát triển lên thành Java FX nhưng vẫn chưa thể thay thế được Swing.

Ngoài ra, các phần mềm phức tạp, cần hiệu năng cao cũng hay sử dụng Java.


Các ứng dụng thương mại


Các ứng dụng thương mại của bên thứ ba (third party), chiếm một phần lớn trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính cũng sử dụng Java.

Các ứng dụng thương mại nổi tiếng như Murex, được sử dụng tại nhiều ngân hàng để kết nối từ trong ra ngoài được viết bằng Java đó.


Các ứng dụng khoa học


Bạn biết vì sao Java được chọn như một ngôn ngữ mặc định để phát triển cho các ứng dụng khoa học không? Bởi vì nó bảo mật cao, tiện lợi, dễ bảo trì và đi kèm với các công cụ tốt hơn so với C++ hoặc bất kỳ ngôn ngữ nào khác.


> Đọc thêm: Top 10 ứng dụng thực tế của Java


Kết luận


C# và Java là hai ngôn ngữ cạnh tranh với nhau trong nhiều năm. Nếu C# là "Con cưng" của Microsoft thì ngược lại Java là "Kim bài" của Oracle.

Dưới sự bảo hộ của 2 tập đoàn lớn này C# và Java liên tục cải tiến, phát triển trong nhiều năm, và nó sẽ tiếp tục phát triển xa hơn nữa.

Bài so sánh về hiệu năng C# so với Java có nhỉnh hơn chút nhưng để quyết định sử dụng ngôn ngữ nào thì lại cần thêm nhiều yếu tố khác.

Java lại có thế mạnh ở đa nền tảng, còn C# lại hạn chế trong hệ sinh thái của Microsoft.

Nói chung, tùy theo nhu cầu sử dụng của từng dự án, và sở thích, năng lực sẵn có của từng lập trình viên mà chọn C# hay Java để phát triển ứng dụng.


---
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI
Học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học làm Lập trình viên. Hành động ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0914939543
Email: hello@niithanoi.edu.vn
Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/
 
#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp #java #csharp #php #python
Bình luận Facebook
Khóa học liên quan đến bài viết

Khóa học PHP Full stack [2023] cho người mới bắt đầu

96 giờ
Khóa học Lập trình PHP Full stack, phiên bản cập nhật lần thứ 8. Dạy Lập trình PHP bài bản từ Front end đến Back end + Laravel. Hướng dẫn làm 2 Dự Án Web lớn

Lập trình PHP với Laravel Framework

42 giờ
Khóa học Lập trình PHP với Laravel Framework được NIIT - ICT HÀ NỘI xây dựng nhằm hoàn thiện kỹ năng lập trình web các các bạn đã biết Lập trình Web PHP thuần.

Khóa học Java Full stack (IJFD)

104 giờ
Học lập trình Java Fullstack với khóa học được xây dựng theo lộ trình bài bản, từ JAVA CƠ BẢN đến JAVA WEB và nâng cao về JAVA FRAMEWORK như: Spring Boot, Hibernate
Mục lục
Đăng ký tư vấn
Nhân viên gọi điện tư vấn miễn phí sau khi đăng ký
Được cập nhật các ưu đãi sớm nhất
Hotline: 0383180086
Tên không được để trống
Số điện thoại không được để trống
Email không được để trống
Hãy đăng ký để nhận những thông tin mới nhất về học bổng mới nhất tại NIIT - ICT Hà Nội
top
Đóng lại Đăng ký học tại NIIT - ICT Hà Nội
6260+ học viên đã theo học tại NIIT - ICT Hà Nội và có việc làm tốt trong ngành lập trình. Nắm lấy cơ hội ngay hôm nay!
Chọn khóa học
  • KHÓA HỌC LẬP TRÌNH FRONT END VỚI REACT.JS
  • KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PHP WEB
  • Khóa học PHP Full stack [2023] cho người mới bắt đầu
  • Khóa học BIG DATA với Hadoop và Spark
  • Khóa học Lập trình Android tại Hà Nội
  • [Tuyển sinh 2023] Lập trình viên Quốc tế DigiNxt
  • Khóa học Tiền lương & Phúc lợi (C&B Excel) tại Hà Nội
  • LẬP TRÌNH GAME
    • Khóa học Lập trình Game Unity
  • LẬP TRÌNH WEB FRONT END
    • KHÓA HỌC PYTHON HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
    • KHÓA HỌC ANGULAR & TYPESCRIPT (FRONT END)
  • LẬP TRÌNH WEB BACK END
    • LẬP TRÌNH JAVA WEB VỚI FRAME WORK
    • Lập trình Web với Django
    • Lập trình PHP với Laravel Framework
  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
    • Khóa học Tiền lương & Phúc lợi (C&B Excel) tại TP HCM
  • LẬP TRÌNH WEB FULL STACK
    • Khóa học Java Full stack (IJFD)
  • LẬP TRÌNH MOBILE
    • FRONT-END VỚI REACTJS VÀ REACT NATIVE
    • Lập trình Android Nâng cao
  • ĐÀO TẠO CHO DOANH NGHIỆP
    • KHÓA HỌC BUSINESS ANALYSIC TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO 2023
    • Khóa học Magento: Làm chủ CMS TMĐT lớn nhất
    • Khóa học IOT: Xây dựng Sản phẩm IOT với Raspberry Pi
    • Khóa học Automation Testing Chuyên nghiệp
  • KHÓA HỌC DỰ ÁN
    • Học sử dụng bộ Office: Word, Excel, Power Point, Mail chuyên nghiệp
  • KHÓA HỌC KHÁC
    • VBA Excel Toàn Tập (Cơ Bản - Nâng Cao)
    • VBA Excel Nâng cao
    • Khóa học JMeter: Performance Testing
    • Khóa học Tester đạt chuẩn Quốc tế ISTQB Foundation Level
    • Khoá Học Tester đạt chuẩn quốc tế ISTQB Advanced Level
Bạn chưa chọn khóa học cần đăng ký
Tên không được để trống
Số điện thoại không được để trống
Email không được để trống
Đăng ký học thành công!
Cảm ơn bạn đã đăng ký học tại NIIT - ICT HÀ NỘI!