Có một việc mà mình cảm thấy thú vị đó là so sánh giữa các công nghệ với nhau. Nhưng không phải để tìm công nghệ chiến thắng mà làm tìm công nghệ phù hợp.
Hôm nay chúng ta sẽ So sánh Laravel và Zend Framework xem giữa chúng có những điểm khác biệt gì, phù hợp để làm gì, nên học Framework nào nhé.
Laravel là một PHP Framework để phát triển web và nó là nguồn mở, cũng là miễn phí để sử dụng.
Laravel chủ yếu là được sử dụng cho sự phát triển của các ứng dụng web. Nó cung cấp các chức năng phong phú và các tính năng mới nhất.
Zend cũng là PHP framework, là một cách để lập ứng dụng web dựa trên Framework, hướng đối tượng dựa và mở nguồn và miễn phí. Nó hỗ trợ đa nền tảng.
So sánh Laravel và Zend Framework
Giới thiệu về Laravel Framework
Laravel được tạo ra bởi Taylor Otwell. Nó dựa trên mẫu thiết kế kiến trúc MVC (Model View Controller).
-
Laravel đã được MIT cấp phép và được phát hành lần đầu vào tháng 6 năm 2011.
-
Laravel được viết hoàn toàn bằng ngôn ngữ lập trình PHP.
-
Nó là một Framework MVC mạnh mẽ để phát triển ứng dụng web trong PHP, rất dễ hiểu và dễ sử dụng.
-
Các tính năng bảo mật web trên Laravel rất tốt. Đây là một bổ sung rất cần thiết cho các Web PHP, đặc biệt khi mà vấn đề tấn công web là cực kỳ phổ biến.
-
Laravel hỗ trợ bất kỳ hệ điều hành và nền tảng nào.
Giới thiệu về Zend Framework
Zend Framework là Fullstack Web Application Framework mã nguồn mở và hướng đối tượng. Dĩ nhiên cũng là miễn phí sử dụng.
-
Zend cũng dựa trên mô hình MVC (Model View Controller) và kết hợp với Front Controller Design Pattern, ủy nhiệm các yêu cầu dựa trên một lớp trình điều khiển duy nhất.
-
Được phát hành lần đầu vào năm 2006.
-
Zend Framework thường dựa trên nhiều package và chứa trình quản lý package dependency để tổ chức các dependency dễ dàng.
-
Zend hỗ trợ các hệ điều hành đa nền tảng
Infographics: So sánh Laravel và Zend
Dưới đây là 9 điểm khác biệt hàng đầu giữa Laravel vs Zend Framework.
Infographics: So sánh Laravel và Zend Framework
Bảng so sánh trực tiếp giữa Laravel và Zend
Điểm khác biệt giữa Laravel và Zend Framework thì có nhiều nhưng chúng ta sẽ so tránh trước 9 điểm khác biệt trực tiếp để bạn dễ hiểu hơn.
# |
Laravel
|
Zend
|
Definition |
Laravel là một Full Stack Web Application Framework (Khung ứng dụng web đầy đủ) dựa trên MVC |
Zend là một PHP Framework dựa trên MVC cho các ứng dụng web duy trì sự ổn định và khả năng mở rộng. |
Usage |
Full Stack Web Framework dựa trên PHP |
MVC Framework dựa trên PHP. |
Integration |
Hỗ trợ tích hợp và sử dụng cùng với ngôn ngữ PHP |
Nó hỗ trợ bằng cách thêm các package sử dụng Package Dependency Manager. |
Platform |
Nó hỗ trợ bất kỳ hệ điều hành hoặc nền tảng nào. |
Nó hỗ trợ hệ điều hành đa nền tảng. |
Requests |
Xử lý ít request mỗi giây so với Lumen. |
Xử lý ít request mỗi giây so với Laravel. |
Community |
Cộng đồng lớn |
Cộng đồng nhỏ hơn Laravel |
License |
MIT license. |
New BSD license. |
Response Time |
Thời gian phản hồi cao hơn Zend |
Thời gian phản hồi thấp hơn Laravel. |
Speed |
Chậm hơn Zend |
Zend có tốc độ tốt, ổn định và khả năng mở rộng cao. |
Những điểm khác nhau chính giữa Laravel và Zend Framework
Cả Laravel vs Zend đều là những lựa chọn phổ biến trên thị trường. Chúng ta hãy thảo luận về một số khác biệt chính giữa Laravel và Zend
Điểm khác biệt 1: Khả năng chính
Laravel là một Full stack Web Application Framework, đóng gói hoặc hỗ trợ rất nhiều công cụ và framework của bên thứ ba.
Trong khi Zend là một MVC Framework dựa trên PHP, được sử dụng để phát triển một ứng dụng web, chủ yếu tập trung vào khả năng mở rộng và ổn định của ứng dụng.
Điểm khác biệt 2:
Laravel yêu cầu các loại cấu hình khác nhau cho máy chủ và các công cụ khác được sử dụng cùng với ứng dụng.
Trong khi đó, Zend có các tính năng như Điều khiển sự kiện (Event-driven), MVVM, MVC, dependency injection, restful web services, service locators và hỗ trợ các cơ sở dữ liệu khác nhau.
Điểm khác biệt 3: Kiến trúc
Laravel có các tính năng của kiến trúc sạch (Clean Achitecture), mã nguồn mở, cộng đồng đang phát triển, một Framework phụ thuộc chỉ có sẵn cho PHP.
Trong khi Zend là một MVC Framework được cấu hình chính theo quy ước.
Điểm khác biệt 4: Khả năng tích hợp, hỗ trợ
Laravel có thể được tích hợp với số lượng công cụ khác nhau nhiều hơn so với Lumen.
Trong khi Zend hỗ trợ tích hợp cơ sở dữ liệu khác nhau như DB2, MySQL, MS SQL, Oracle, MongoDB, SQLite, v.v.
Điểm khác biệt 5: Hiệu năng truy vấn SQL
Hiệu suất của Laravel sẽ tốt trong trường hợp truy vấn SQL và điều chỉnh cơ sở dữ liệu từ cấp ứng dụng.
Trong khi hiệu suất của Zend framework suy giảm trong trường hợp truy vấn SQL và rất ít so với Laravel.
Điểm khác biệt 6:
Laravel có các thông số kỹ thuật khác nhau trong trường hợp ORM Framework có Eloquent và Blade là công cụ mẫu mặc định được viết hoàn toàn bằng PHP.
Trong khi Zend có các thông số ORM được gọi là Propel hoặc Doctrine.
Điểm khác biệt 7: Command Line
Laravel có giao diện dòng lệnh (Command line interface) riêng được xây dựng cùng với Framework.
Trong khi Zend có công cụ CLI gọi là Công cụ Dòng lệnh (Command Line tool) trong Framework của nó.
Điểm khác biệt 8: Đối tượng quan hệ
Laravel tích hợp đối tượng quan hệ tuyệt vời.
Trong khi đó Zend cũng có các ORM Framework.
Điểm khác biệt 9: Resful APIs
Laravel tốt cho việc xây dựng các Restful API (Application Programming Interfaces)
Trong khi Zend cũng có Restful Web Services API trong framework của nó.
Điểm khác biệt 10:
Laravel có một tài liệu tốt để làm việc và khởi tạo dự án kick-off
Trong khi Zend có các ngôn ngữ mẫu khác nhau như Smarty, Twig hoặc PHP
Điểm khác biệt 11: Xác thực
Laravel dễ dàng tích hợp xác thực hơn với ứng dụng.
Trong khi Zend cũng có tính năng xác thực nhưng không được ủy quyền.
Điểm khác biệt 12: Quản lý sự kiện
Laravel xử lý hàng đợi sự kiện (event queuing) một cách dễ dàng.
Trong khi Zend có package trình quản lý sự kiện sẽ được chạy.
Điểm khác biệt 13: Template
Laravel có một hệ thống template mạnh mẽ.
Trong khi Zend có hỗ trợ ngôn ngữ mẫu mạnh mẽ.
Điểm khác biệt 14: Độ khó học tập
Laravel dễ học hơn Zend Framework. Các lập trình viên mới có thể tìm hiểu Laravel nhanh chóng. Tuy nhiên, để làm chủ hoàn toàn cũng mất khá nhiều thời gian.
Trong khi Zend cần phải học tập chăm chỉ và cần có thời gian để thực hiện, luyện tập nhiều hơn Laravel.
Điểm khác biệt 15: Hiệu suất máy chủ
Laravel có hiệu suất và tốc độ kém so với Zend.
Trong khi Zend cải thiện hiệu suất ứng dụng và cung cấp phản hồi tốt cho các request đến máy chủ.
Điểm khác biệt 16: Symfony
Laravel có Symfony Framework có thể được sử dụng để tạo các Symfony components.
Trong đó Zend cũng là Framework đối tác với Symfony Framework.
Tổng kết So sánh Laravel Frarmework và Zend Framework
Cả Zend và Laravel đều là web application frameworks dựa trên PHP cho các ứng dụng di động, web và máy tính để bàn.
Chúng đều hỗ trợ các công cụ hoặc tích hợp ứng dụng của bên thứ ba khác nhau.
Zend là nguồn mở và hỗ trợ cộng đồng nhỏ nhưng các tính năng cho phép đạt được hiệu suất cao.
Trong khi đó Laravel có số lượng lớn người dùng và hỗ trợ cộng đồng tuyệt vời với nhiều cá nhân đóng góp lớn.
Báo cáo Khảo sát hệ sinh thái 2019 của JetBrain chỉ ra mức độ phổ biến của Laravel Framework và Zend Framework (Xem chi tiết Báo cáo tại đây)
Bên cạnh đó, Laravel Framework cũng là Framework phổ biến thứ 10 trong tất cả các Web Framework hiện nay.
Laravel là Web Framework phổ biến đứng thứ hạng 10 theo khảo sát của Stack Overflow năm 2019 (Xem thêm tại Khảo sát Lập Trình Viên của Stack Overflow năm 2019, 2020)
Như bạn thấy, Zend Framework không có mặt trong TOP 10.
Chính vì vậy, nếu bạn muốn nhận được nhiều sự hỗ trợ từ cộng đồng và sử dụng các tính năng tiêu chuẩn kèm thêm nhiều công cụ của bên thứ ba tích hợp thì nên chọn Laravel.
Laravel có sẵn tính năng tích hợp Auth0 trong khi Zend không có tính năng tương tự.
Laravel được khuyến nghị trong trường hợp các ứng dụng nhỏ hơn, không yêu cầu cao về hiệu năng và yêu cầu bảo mật của ứng dụng.
Trong khi Zend có thể được ưu tiên trong trường hợp dự án yêu cầu hiệu năng ứng dụng cao, bảo mật cao, tính ổn định và khả năng mở rộng. Các tính năng và phương tiện tích hợp có thể được cải thiện bằng các thành phần khác nhau và các kỹ thuật hiệu quả.
-
Qua các phân tích trên có thể thấy rằng: Zend thường phù hợp với các dự án của các doanh nghiệp lớn, còn Laravel phù hợp với các dự án vừa và nhỏ hơn.
Note: So sánh Laravel và Zend Framework không phải muốn xem ai là người thắng cuộc. Xem chúng khác nhau như thế nào để lựa chọn Framework phù hợp mới là mục tiêu của mình.
---
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI
Học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học thực tế + Tuyển dụng ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0914939543
Email: hello@niithanoi.edu.vn
Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/
#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp