Trong thời đại công nghệ 4.0, khi công nghệ lên ngôi và đóng vai trò quan trọng việc phát triển các ngành mũi nhọn.
Công nghệ thông tin trở thành bệ phóng cho một cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, mà lập trình viên là những người cụ thể nhất góp phần làm nên thành công của bệ phóng lịch sử ấy.
Cuộc cách mạng mà loài người đang hướng đến là mọi vật vô tri từ hữu hình đến vô hình đều phải tự động – thông minh và khai thác được.
Để một cuộc cách mạng như thế thành công thực sự cần rất nhiều nhân lực có trình độ, đặc biệt là nhân lực về Công nghệ thông tin để đảm nhiệm những vai trò quan trọng, cũng chính bởi lý do đó mà người người, nhà nhà đều đổ xô nhau chạy theo ngành.
Nhưng, biết bao nhiêu nhà tuyển dụng ngoài kia đang ngậm đắng vì không tìm được nhân lực, biết bao sinh viên IT nuốt cay vì ra trường phải chịu cảnh thất nghiệp hoặc làm trái ngành.
Thực trạng trên đặt ra vấn đề khó khăn cho việc tuyển dụng các lập trình viên – nhất là tuyển dụng lập trình viên Java.
Vậy vấn đề nằm ở đâu?
1. Tại sao Tuyển dụng lập trình viên Java ngày càng khó khăn?
Tuyển dụng lập trình viên Java ngày càng khó khăn
Java vốn là ngôn ngữ từng được xem như anh cả trong làng, hơn 90% các ông lớn công nghệ đều sử dụng Java để xây dựng và phát triển cho các hệ thống của họ.
Java vẫn đang là một trong những ngôn ngữ được đưa vào giảng dạy ở hầu hết các trường Đại học, vẫn là ngôn ngữ có nhiều cộng đồng lớn mạnh, vẫn được đông đảo “anh tài trong thiên hạ” đam mê và đeo đuổi.
Thế vậy mà, việc tuyển dụng Lập trình viên Java đang trở nên ngày một khó khăn. Liệu có giải pháp nào để cứu vãn tình trạng trên hay cứ để nó vận động theo quy luật tự nhiên?
“Giãy chết” – cụm từ nghe khá hai hước được dân tình gán cho số phận của Java. Phải chăng vì Java giãy chết mà việc tuyển dụng Lập trình viên Java trở nên khó khăn hơn không.
Ai an-ti Java có lẽ sẽ không vui khi có một sự thật rằng là Java đã giãy chết gần chục năm nay và vẫn sống nhe răng và manh nha một cú chuyển mình thay đổi cục diện, lấy lại vị thế “cường quốc” của ngày xưa.
Java tuy không còn là một “siêu cường” nhưng vẫn là một "tiêu chuẩn" thuộc top đầu trong những sự lựa chọn để phát triển các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp mới.
Mặc dù, sự trỗi dậy mạnh mẽ của các ngôn ngữ lập trình như Python, Javascript, C#,.. là rất đáng ghi nhận, nhưng “rừng nào cọp đó” - hàng tỷ thiết bị trên thế giới vẫn chạy trên các nền tảng Java, các hệ thống lớn luôn cần những chuyên gia, lập trình viên Java để vận hành và bảo trì.
Chưa kể thay, nhưng ngôn ngữ mới như Scala, Kotlin, Flutter được xem như là hậu duệ thân tín của Java, đang thay phiên nhau thống trị các mặt trận nền tảng.
Nên có lẽ, việc tuyển dụng Java khó khăn không phải do vấn đề của chuyện công nghệ “giãy chết”!
Vậy, lý do ở nhà tuyển dụng yêu cầu quá cao hay lỗi ở sinh viên / người học trình độ quá kém hay do lỗi của hệ thống giáo dục mà ra? Chà … Đây có lẽ là vấn đề đáng để chúng ta đi sâu mổ xẻ và phân tích.
Thứ nhất, Có đúng nhà tuyển dụng không mặn mà với thế hệ trẻ?
Họ có thực sự sẵn sàng đầu tư vào thế hệ trẻ hay không?
Hay cụm từ “thiếu hụt lập trình viên” mà họ gào thét hàng ngày chỉ là lời nói dối?
Trên thực tế, hầu hết các công ty lớn đều có xu hướng cạnh tranh nhau để chào mời các Lập trình viên giỏi về đầu quân, kèm theo các chế độ ưu đãi – lương, thưởng, bảo hiểm, du lịch, cơ hội phát triển, … hết sức là ưu ái – nhưng đó chỉ dành cho những Lập trình viên làm được việc, lập trình viên giỏi, thậm chí là giỏi nhất.
Ngày nay, cũng nhiều công ty có xu hướng chuyển sang “tuyển dụng trước – đào tạo sau”, nghĩa là họ chấp nhận bỏ ra một khoản để đào tạo lại cho những người trẻ chưa có kinh nghiệm.
Nhưng thực tế, những công ty như thế này khá ít. Số lượng tuyển dụng như thế này không có bao nhiêu. Và thực ra họ lại tuyển chọn những bạn giỏi nhất.
Còn những công ty nhỏ, cố gắng chấp nhận thực tập sinh thì cũng không có đủ thời gian, nguồn lực để giúp đỡ họ thực sự hòa nhập.
Hầu như phó mặc cho họ tự bơi là chính.
Đó là bởi vì quy mô công ty nhỏ, chính sách đào tạo là không có. Họ còn đang lo kiếm cơm thì lấy đâu thời gian ra hỗ trợ các bạn trẻ.
Thế nên, hiện nay có hiện tượng chảy máu chất xám. Các nhân lực tiềm năng thì chỉ có công ty nước ngoài mới nuôi dưỡng được.
Thậm chí, công ty ngoại trả lương rất cao nên các công ty phần mềm vừa và nhỏ của Việt Nam khó tuyển dụng là đúng.
Thứ hai, do sinh viên / người học Java
Sinh viên, người học Java vẫn chưa nhận thức được đúng đắn nhà tuyển dụng thực tế cần kiến thức, kỹ năng Java ở cấp độ nào.
Đối với ngôn ngữ Java, các dự án thường là những dự án lớn và nhu cầu thao tác với tầng thấp rất nhiều.
Do đó, kỹ năng về thuật toán, Java core phải nắm thật vững...
Tuy nhiên, bởi vì nhiều người thấy framework dùng dễ nên dễ dàng lơ là những phần nền tảng. Dẫn tới, nhà tuyển dụng muốn tuyển dụng người có nền tảng vững trong khi đó lại ít người học nền tảng vững.
Điều này dẫn tới lệch pha giữa nhà tuyển dụng và người học Java.
Hơn nữa, có một số công nghệ mới đầu rất dễ dàng, lôi kéo nhiều sinh viên học. Gặp phải ngôn ngữ Java thấy khó khó là lại nhảy sang học ngôn ngữ khác, dễ hơn.
Nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc, dễ hơn thì nhiều người học -> Cạnh tranh gay gắt hơn -> Lương thấp hơn.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận là, bản chất ngôn ngữ Java khó cũng khiến lượng người học cũng ít hơn.
Thứ ba, do hệ thống giáo dục?
Câu này quá khó để trả lời! Nhưng chúng ta có thể thấy rằng, kiến thức từ nhà trường chỉ mang tính xây dựng nền tảng, làm cơ sở vững chắc để tiến thân lập nghiệp sao này.
Nhà trường chỉ chịu trách nhiệm đảm bảo được đầu ra chuẩn nền tảng, chủ yếu mang vai trò giáo dục định hướng là chính.
Bởi vì sao?
Bởi vì nếu có thể đảm bảo ai ra trường đều có việc làm thì không biết có công ty nào có thể tuyển hàng trăm ngàn sinh viên ra trường mỗi năm?
Đều có công thức đó thì từ "thất nghiệp" cũng sẽ không tồn tại.
Nhà trường chỉ giúp chúng ta có cái cơ sở, từ cái cơ sở mang tính chung nhất ấy, kẻ nào tự tu luyện được thì mới đủ sức dấn thân vào giang hồ đầy rẫy chông gai còn không cũng chỉ phó mặc cho số phận.
Hơn nữa, không phải nhà trường nào đào tạo có chất lượng tốt.
Không phải nhà trường nào cũng kịp cập nhật xu thế công nghệ, đổi mới phương pháp truyền đạt và tiếp cận cho người học, cũng không phải nhà trường nào cũng giảng dạy đầy đủ các kiến thức và kỹ năng mềm cần thiết – đôi khi, chọn đúng trường cũng là một may mắn.
Chưa kể đến, những loạt bài đưa tin của mấy tay nhà báo, phóng viên khiến cả ông nông dân, cô bán cá ngoài chợ suốt ngày cũng 4.0, chỉ biết da lông mà không biết nó là gì cả.
Rồi đau buồn thay, những bạn mới chập chững mười tám, chuẩn bị vào Đại học lại không được trang bị một kiến thức hướng nghiệp cho chuẩn chỉ để dẫn đến chọn sai ngành, không đi theo đam mê rồi chán nản khi học lập trình, … con đường mòn đến “thất nghiệp” không xa…
Chính vì thế, chủ động tự học, tự tìm hiểu, có cái nhìn tổng quát mới là con đường chính đạo để đưa bạn đến thành công. Trông chờ vào ai đó, hoặc đổ lỗi cho ai đó thì cuối cùng lỗi có thể đổ được. Nhưng việc vẫn không kiếm được.
2. Nhận thức đúng về các tin Tuyển lập trình viên Java "không cần kinh nghiệm".
Hàng năm có biết bao nhiêu sinh viên IT ra trường mang tâm hồn thơ trẻ đi tìm kiếm việc làm. Chắc không ít người tin vào báo chí, truyền thông mà mơ đến viễn cảnh lương cao, thu nhập 1000$ / tháng.
Nhưng cuộc sống lại quá phũ phàng, nhà tuyển dụng lại khéo đùa khi in rõ “không cần kinh nghiệm” trên tin tuyển dụng.
Mới ra trường, những ai được gọi là có kinh nghiệm – tức là đã trải qua một thời sinh viên đáng nhớ, vừa học, vừa làm partime hoặc code dự án hái ra tiền thì việc “có kinh nghiệm” là chuyện bình thường.
Và mới ra trường “không có kinh nghiệm” cũng là chuyện bình thường mà!
Nhưng trong bạn cần hiểu rõ ý của nhà tuyển dụng khi nói câu này.
Thực tế, nhà tuyển dụng nghĩ: Ok, không có kinh nghiệm làm việc tại doanh nghiệp cũng không sao. Nhưng dĩ nhiên cần phải có kinh nghiệm tự làm dự án, đồ án...
Đó cũng là kinh nghiệm.
Thế nên, nhiều người vẫn tạch vì "kinh nghiệm không đủ" hay chính xác hơn là "kinh nghiệm làm dự án cá nhân không đủ".
Ngoài ra,...
Nhà tuyển dụng muốn Kỹ năng cứng
Ở đây muốn nói là lượng kiến thức chuyên môn mà sinh viên tích luỹ được.
Nó bao gồm cả các kiến thức tự học – kiến thức về ngôn ngữ, dữ liệu và logic, kiến thức phân tích và thiết kế,… một chút thôi cũng được, chỉ cần đủ để cho người khác thấy rằng mình cũng có kiến thức và hiểu biết.
Nhà tuyển dụng muốn Kỹ năng mềm
Lượng kiến thức này thật sự rất khó đong đếm, nó hoàn toàn là do rèn luyện thực tế mà ra (hoặc có thể do năng khiếu).
Cách thể hiện kiến thức ở mặt này cũng không thể nói sao cho cụ thể được. Nhưng ít ra, ngoại ngữ là ưu tiên số một, kế đến là khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng săp xếp thời gian – công việc, giao tiếp, làm việc nhóm và sự tự tin.
Kể ra cũng nhiều, nhưng suy nghĩ về chúng, bạn sẽ biết cách học ở đâu.
Rồi luyện tập hằng này để trở thành thói quen, mớ kiến thức này cần phải có thời gian chui rèn, yêu cầu kỷ luật ở bản thân rất cao mới có thể biến cái miễn cưỡng thành cách xử lý tự nhiên được.
Nhà tuyển dụng cần Thái độ
Hầu hết nhà tuyển dụng cũng như những ai làm chủ, họ đều thích mà muốn cấp dưới của mình có tốt chất này.
Thái độ ở đây nghĩa là thái độ của bạn trong công việc, học tập, quan hệ với đồng nghiệp. Thái độ của bạn có tích cực trong những lúc gặp khó khăn?
Thái độ cũng là một phần thể hiện của đạo đức, của người văn minh có học thức.
Có thể khẳng định rằng thái độ là yếu tố then chốt để một bản hợp đồng lao động được ký kết. Kỹ năng mềm – cứng đều có thể đào tạo lại nhưng thái độ thì nó là bản chất con người.
Kết luận
Câu trả lời của việc tuyển dụng Java thực sự có khó không? vẫn là có.
Để khắc phục tình trạng này, nhà tuyển dụng cần phải làm rõ ràng hơn hơn giữa nhu cầu tuyển dụng thực tế và yêu cầu tuyển dụng.
Gia tăng kết nối với nhà trường, sinh viên để định hướng ngay từ khi sinh viên chưa bắt đầu học.
Một người học Java thông minh thì cần biết tìm hiểu thực sự ngoài kia, người ta đang làm việc với Java như thế nào, doanh nghiệp người ta cần Lập trình viên Java có kiến thức, kỹ năng, thái độ ra sao.
Tuyển dụng lập trình viên Java vẫn sẽ còn khó nếu như những người tham gia không thực sự hiểu được nhau.
Đứng trước thực trạng đó, để khoảng cách giữa nhà tuyển dụng và sinh viên được gần nhau hơn. NIIT - ICT Hà Nội cung cấp Khóa học Java chuẩn doanh nghiệp. Cung cấp đầy đủ kiến thức cần thiết, cập nhật nhất của một lập trình viên Java hiện đại.
---
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI
Dạy học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học làm Lập trình viên. Hành động ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0914939543 - 0353655150
Email: hello@niithanoi.edu.vn
Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/
#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp #python #java #php