Kiểm thử phần mềm là ngành nghề hot hiện nay và được khá nhiều người tìm hiểu. Trong các dự án công nghệ, kiểm thử phần mềm đóng vai trò rất quan trọng và tầm quan trọng của nó đến mức nào. Cùng tìm hiểu vai trò của kiểm thử phần mềm sau đây nhé.
Kiểm thử phần mềm là gì?
Kiểm thử phần mềm là hoạt động tìm kiếm phát hiện lỗi sai của phần mềm. Đây là một nghề đảm bảo phần mềm đáp ứng tốt nhu cầu và trải nghiệm của người dùng. Sẽ giúp tạo nên một sản phẩm chất lượng có tính thực tiễn cao, đáp ứng hầu hết mong muốn của khách hàng.
Vai trò của kiểm thử phần mềm, của tester trong dự án
Kiểm thử phần mềm rất quan trọng và nó có những vai trò như thế nào cùng chúng tôi phân tích nhé.
Kiểm thử phần mềm có những vai trò sau đây
Giúp tiết kiệm tiền bảo trì
Bảo trì và nâng cấp là điều bắt buộc đối với sản phẩm phần mềm khi có yêu cầu thay đổi, có các lỗi phát sinh không thể phát hiện trong quá trình phát triển.
Quá trình kiểm thử nếu chúng ta làm tốt thì sẽ hạn chế được việc phát sinh các lỗi sau này. Thậm chí phần mềm sẽ chạy ổn định cho đến khi phát sinh các thay đổi yêu cầu nghiệp vụ.
Trong quá trình kiểm thử chúng ta cũng sẽ kiểm tra được mức độ đáp ứng của từng module, phần mềm. Khi phát triển phần mềm mới chúng ta hoàn toàn tận dụng được các module đã phát triển trước đó. Từ đó sẽ giảm thiểu ngân sách cho việc bảo trì sản phẩm vì quá trình kiểm thử đã được đảm bảo trước đó rồi
Bảo mật
Kiểm thử phần mềm giúp phát hiện và sửa lỗi, loại bỏ các rủi ro và vấn đề sớm, tăng tính bảo mật. Vì thế kiểm thử phần mềm có tầm quan trọng trong việc hoàn thiện sản phẩm phần mềm, tránh những lỗ hổng bảo mật và tăng độ tin tưởng cho người sử dụng.
Chất lượng của sản phẩm
Kiểm thử phần mềm có trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Ngoài vấn đề bảo mật, kiểm thử phần mềm sẽ đảm bảo được độ tin cậy, hiệu suất hoạt động cao và đảm bảo đủ các tính năng cần thiết của sản phẩm. Sau khi hoàn thiện, sản phẩm đưa đến tay khách hàng là sản phẩm đủ yêu cầu về: hình thức, giao diện, cấu trúc và tính năng. Đảm bảo không có bất kì lỗi nào trên sản phẩm.
Sự hài lòng của khách hàng
Cho dù đội ngũ lập trình của bạn giỏi như thế nào đi nữa thì bạn cũng không thể cam kết sản phẩm của bạn là hoàn hảo, không hề có bugs và không cần phải test.
Người dùng có nhiều sự lựa chọn, sản phẩm nào tiện sử dụng và đáp ứng đủ tính năng thì họ sẽ hài lòng để dùng.
Đội ngũ kiểm thử sẽ đóng vai trò quan trọng ở đây, họ test và đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt. Họ nghiên cứu nhu cầu khách hàng và đưa ra các trường hợp lỗi của sản phẩm để test và đánh giá. Từ đó sẽ giúp sản phẩm được hoàn thiện, đáp ứng sự hài lòng của khách hàng một cách tối đa nhất.
Tăng cường quá trình phát triển
Kiểm thử là khâu bắt buộc và có vai trò quan trọng bậc nhất. Sẽ không thể tạo ra một sản phẩm phần mềm đảm bảo chất lượng nếu thiếu đi bước kiểm thử. Kiểm thử giúp hỗ trợ trong quá trình phát triển phần mềm
-
Kiểm thử là một khâu trong quy định, giống như điều kiện của vòng lặp phát triển một phần mềm
-
Quá trình phát triển nếu gặp lỗi thì sẽ quay lại sửa, nếu không thì sẽ tiếp tục hoàn thiện
Nếu không kiểm thử chúng ta sẽ không biết được khi nào và như thế nào là điểm dừng trong quá trình chúng ta phát triển phần mềm.
Dễ dàng trong khi thêm các tính năng mới
Kiểm thử phần mềm dễ dàng thêm các tính năng mới bởi kiểm thử chức năng là xác minh hệ thống hoạt động theo đúng yêu cầu nghiệp vụ.
Kiểm thử chức năng bao gồm 5 bước giúp dễ dàng thêm các tính năng mới
-
Xác định các chức năng mà phần mềm sẽ phải thực hiện.
-
Tạo các dữ liệu đầu vào dựa trên các tài liệu đặc tả kỹ thuật của các chức năng cần có
-
Xác định các kết quả đầu ra dựa trên các tài liệu đặc tả kỹ thuật của các chức năng.
-
Tiến hành các trường hợp kiểm thử
-
So sánh kết quả thực tế và kết quả mong muốn.
Xác định hiệu suất của phần mềm
Mục tiêu của Kiểm thử hiệu năng không phải là để tìm lỗi, nó là hoạt động cần thiết cho việc phát triển những giải pháp tối ưu hóa hiệu năng cho phần mềm. Kiểm thử hiệu năng giúp chúng ta tránh được các tình huống không lường trước khi triển khai ứng dụng trong môi trường thực tế.
Có thể thấy, kiểm thử phần mềm là hoạt động không thể tách rời trong quá trình phát triển phần mềm, nó có vai trò vô cùng quan trọng