Chúng mình đã viết rất nhiều thứ để hướng dẫn bạn về lộ trình học lập trình web. Vậy khi bạn đã cảm thấy khá tự tin, bây giờ bạn muốn xây dựng trang giới thiệu bản thân để đi xin việc? Thiết kế một portfolio của riêng bạn?
Porfolio giống như một CV động, lời nơi để thể hiện các kỹ năng, dự án, thông tin, cá tính... của bạn đối với nhà tuyển dụng hoặc khách hàng.
Là một lập trình viên web, xây dựng portfolio của riêng mình càng cần phải chăm chút để khi nhà tuyển dụng ghé thăm, họ sẽ muốn có bạn ngay trong đội ngũ của mình.
Nếu bạn làm tốt, bạn lại có cơ hội việc làm freelancer từ những người ghé thăm.
Portfolio của Lập trình viên Web có thể sẽ cần nhiều nỗ lực hơn một chút.
-
Liệu bạn có thể khiến cho khách hàng tiềm năng hoặc nhà tuyển dụng có thực sự bị ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên?
-
Làm thế nào để bạn cho họ xem các dự án bạn đã làm?
-
Các dự án demo liệu có đang hoạt động tốt?
Nếu bạn là một lập trình viên web, chắc chắn bạn sẽ cần chú ý đến giao diện người dùng trước tiên. Nhưng có thể, nỗ lực của bạn không mang lại nhiều hiệu quả.
May mắn cho bạn, mình ở đây để cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về chính xác cách tạo Portfolio dành cho Lập trình viên Web và những gì cần đưa vào trong Portfolio đó, ngay cả khi bạn là người mới làm quen với công nghệ.
#1. Bắt đầu với sự đơn giản
Điều đầu tiên mà mọi porfolio cần, cho dù đó là đối với nhà thiết kế, portfolio của Lập trình viên web hay bất kỳ nghề nào khác, một vài điều cơ bản cần tập trung là:
-
Làm thế nào để liên lạc với bạn.
-
Hãy coi nó như một sơ yếu lý lịch cô đọng.
Đảm bảo rằng thông tin liên hệ của bạn dễ tìm và nêu rõ ràng ngay từ đầu những gì bạn có thể làm. Điều đó có thể là một danh sách các loại dự án, một danh sách các ngôn ngữ, công nghệ bạn sử dụng...
Và cá nhân hóa trang web của bạn bằng cách thêm phần / hoặc trang "About" (một bức ảnh thể hiện một chặng đường phát triển của bạn trong lĩnh vực này!).
#2. Kỹ năng đặc biệt của bạn
Trong một số trường hợp, khách hàng hoặc nhà tuyển dụng sẽ xem portfolio của bạn và tất cả những gì họ biết là họ cần một "Lập trình viên Web". Họ không biết cụ thể họ cần gì, ngoài việc "Ai đó để xây dựng trang web cho họ"
Tuy nhiên, vào những lần khác, bạn sẽ thấy rằng sẽ có ai đó xem xem kỹ portfolio của bạn vì họ đang tìm kiếm cụ thể:
-
Một Lập trình viên JavaScript
-
Một chuyên gia trong về ReactJS
-
Hoặc một Lập trình viên PHP
-
Hoặc một Lập trình viên Full Stack đã từng xây dựng ứng dụng bằng Java.
Portfolio đừng chỉ nói chung chung rằng bạn có thể Lập trình Web. Bạn sẽ bỏ sót tất cả các nhà tuyển dụng khác đang tìm kiếm những việc cụ thể mà bạn có thể làm.
Đừng ngại ghi thêm một chút về kỹ thuật. Những người không biết bạn đang nói về điều gì có thể sẽ rất ấn tượng và những người biết sẽ đánh giá cao việc biết trước những gì bạn có thể và không thể làm.
#3. Cho xem các dự án cá nhân
Bạn nên có ít nhất một hoặc hai dự án cá nhân trong danh mục lập trình web của bạn.
Có thể là bất kỳ loại dự án nào, tùy vào việc bạn muốn thể hiện như thế nào.
Một điều quan trọng ở đây là đảm bảo mã nguồn của bạn (hoặc ít nhất là bản demo) có sẵn và có thể xem công khai.
Các nhà tuyển dụng tiềm năng có thể sẽ đi sâu vào và xem code của bạn thực sự tối ưu và sạch đến thế nào.
#4: Link tới GitHub
Một trong những cách tốt nhất để phát triển khối lượng công việc của bạn là bắt đầu tham gia vào các dự án trên GitHub hoặc bắt đầu dự án của riêng bạn. GitHub là kho lưu trữ mã nguồn mở dành cho đại đa số các lập trình viên.
Các nhà tuyển dụng muốn thuê các lập trình viên biết sử dụng và tôn trọng GitHub, và nhiều người sẽ nghi ngờ về portfolio nếu không tìm kiếm thấy hoạt động của bạn trên GitHub.
Một điều nữa cần đảm bảo là bất kỳ code nào bạn có trên trang web đều được ghi chú, comment, hướng dẫn sử dụng đầy đủ.
> Bạn muốn tìm hiểu về GitHub? KHÓA HỌC PHP hay KHÓA HỌC JAVA tại NIIT - ICT Hà Nội sẽ hướng dẫn bạn sử dụng như một lập trình viên chuyên nghiệp.
#5. Link tới Codepen
Điều này chủ yếu áp dụng cho các lập trình viên front end, nhưng nếu bạn muốn một nơi để thể hiện các kỹ năng CSS, HTML và JavaScript của mình (và liên kết chúng với portfolio của bạn), thì CodePen là một nơi tuyệt vời để làm điều đó.
Đây cũng là một môi trường tuyệt vời để tạo các thử nghiệm hoặc tìm kiếm các tài nguyên thú vị về front end.
Bạn có thể tự hỏi tại sao bạn có thể muốn sử dụng CodePen nếu bạn đã sử dụng GitHub?
Bạn chắc chắn có thể chỉ sử dụng GitHub hoặc Codepen, nhưng chúng có những điểm khác nhau, mang lại trải nghiệm khác nhau.
Nếu bạn muốn đưa một thử nghiệm nhanh mà không có kế hoạch để mở rộng hoặc cập nhật nó (hoặc yêu cầu người khác cộng tác với nó), thì CodePen là một giải pháp đơn giản (đặc biệt cho người mới bắt đầu).
#6. Link tới tài khoản mạng xã hội của bạn
Mình đã đề cập đến GitHub, nhưng bạn cũng nên đảm bảo rằng bạn liên kết đến hồ sơ trên Facebook, LinkedIn của mình (và hãy đảm bảo nó được cập nhật, sạch đẹp!)
Và nếu bạn có danh tiếng tốt với tư cách là một lập trình viên tích cực, thì liên kết đến Stack Overflow cũng là một ý tưởng hay.
7. Hãy nhớ Portfolio của bạn tự nó thể hiện các kỹ năng của bạn
Hãy lập trình một vài tính năng bổ sung vào portfolio của bạn để thể hiện ngay khả năng kỹ thuật của bạn cho nhà tuyển dụng xem. Trải nghiệm của họ trên portfolio tốt sẽ kéo họ tìm hiểu sâu hơn về bạn.
Hãy chắc chắn rằng bạn đang làm những thứ độc đáo của riêng bạn hoặc mở rộng dự án có sẵn. Đừng chỉ Copy - Paste nhé!
#8. Cung cấp ngữ cảnh - QUAN TRỌNG!
Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giúp portfolio của mình nổi bật và gây được tiếng vang với khách hàng và nhà tuyển dụng là cung cấp bối cảnh xung quanh mỗi dự án mà bạn đưa vào.
Khi bạn liên kết đến một dự án, hãy đảm bảo rằng bạn đang giải thích những gì bạn đã làm trong dự án cũng như cách bạn đã thực hiện nó, cách bạn giúp đỡ khách hàng (dự án đó) thành công.
Giải thích lý do tại sao bạn tùy chỉnh code thay vì sử dụng giải pháp có sẵn cũng rất hữu ích.
Vì nó cho nhà tuyển dụng và khách hàng thấy rằng bạn có thể tạo ra các giải pháp trên tài nguyên có sẵn khi cần thiết thay vì chỉ chắp vá các tài nguyên của người khác.
Những điều cần đảm bảo khách hàng sẽ hiểu khi xem dự án của bạn:
-
Dự án dành cho ai (hoàn toàn ổn khi lưu ý rằng đó là một dự án hoặc thử nghiệm cá nhân)
-
Khi bạn thực hiện dự án (điều này giúp cung cấp ngữ cảnh trong trường hợp bất kỳ mã nào bị lỗi thời)
-
Mô tả về dự án và các yêu cầu của nó
#9. Giải thưởng và sự công nhận
Nếu một trang web mà bạn đã tham gia tạo ra đã nhận được bất kỳ loại giải thưởng hoặc sự công nhận nào, cho dù nhỏ đến đâu, hãy làm nổi bật nó trên trang web của bạn. Điều tương tự cũng xảy ra với bất kỳ giải thưởng hoặc sự công nhận chuyên nghiệp nào mà bạn có thể nhận được.
Nếu bạn đã viết cho bất kỳ blog nổi bật nào hoặc các ấn phẩm khác, thì cần lưu ý những điều đó. Và nếu bạn đã từng thắng cuộc thi hackathon hoặc cuộc thi khác, hãy nhớ đề cập đến nó!
#10. Giữ ảnh chụp màn hình và bản sao của mọi thứ
Các trang web được cập nhật theo thời gian. Đó là bản chất của web.
Đảm bảo bạn tạo và lưu những thứ như ảnh chụp màn hình và bản sao code của bạn. Bạn muốn có thể sử dụng các ví dụ về công việc của mình mà bạn tự hào thậm chí khách hàng đã sửa đổi nó / phát triển nó hoàn toàn khác đi.
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chuyên sâu về cách tạo portfolio thì hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ.
> Hoặc nếu bạn muốn trở thành Lập trình viên, hãy xem ngay KHÓA HỌC LẬP TRÌNH (Full stack) của NIIT - ICT Hà Nội!
---
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI
Học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học thực tế + Tuyển dụng ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0914939543
Email: hello@niithanoi.edu.vn
Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/
#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp #java #php #python