Chào các bạn, hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn về hai ngôn ngữ rất hay đó là Java và C#.
Sinh viên thì học Java hay C# tốt hơn?
Biết rõ về ưu nhược điểm của chúng để từ đó bạn sẽ hiểu ở vị trí là một sinh viên thì lựa chọn học ngôn ngữ Java hay là C# sẽ tốt hơn.
Nội dung của bài viết này gồm:
-
Ưu nhược điểm của ngôn ngữ C#
-
Ưu nhược điểm của ngôn ngữ Java
-
Sinh viên nên học Java hay C# thì tốt hơn
1. Ưu nhược điểm của ngôn ngữ C#
Giới thiệu chung về ngôn ngữ C#
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về ngôn ngữ C# trước nhé.
Ngôn ngữ lập trình C#
C# (đọc là "C thăng" hay "C sharp") là một ngôn ngữ lập trình hiện đại, thuần hướng đối tượng được phát triển bởi Microsoft vào năm 2000.
C# là phần khởi đầu cho kế hoạch .NET của họ. Trong đó người dẫn đầu là Anders Hejlsberg và Scott Wiltamuth.
Microsoft phát triển C# dựa trên C++ và Java. C# được miêu tả là ngôn ngữ có được sự cân bằng giữa C++, Visual Basic, Delphi và Java.
C# được thiết kế cho Common Language Infrastructure (CLI), trong đó bao gồm các mã (Executable Code) và môi trường thực thi (Runtime Environment) cho phép sử dụng các ngôn ngữ cấp cao khác nhau trên đa nền tảng.
C# có thể được sử dụng để tạo các trang web tương tác, ứng dụng di động, trò chơi video, thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR),…
Ưu điểm của C#
-
Đây là ngôn ngữ lập trình đơn giản, dễ học, chuyên sử dụng để lập trình cho windows.
-
Gần gũi với các ngôn ngữ lập trình thông dụng như C++, Java, Pascal. Do C# được xây dựng trên nền tảng của C++ và Java nên nó được thừa hưởng những ưu điểm của ngôn ngữ đó..
-
C# có thể biên dịch trên nhiều nền tảng máy tính khác nhau.
-
Cải tiến các khuyết điểm của C/C++ như con trỏ
-
Khả năng tương tác với Database dễ dàng hơn rất nhiều.
-
Được window hỗ trợ đầy đủ các control.
-
Có thể sử dụng để lập trình web thông qua C# thuần hoặc ASP.NET.
-
C# chủ yếu được lập trình trên IDE Visual Studio, đây là một IDE nhiều plug-in vô cùng mạnh mẽ, hỗ trợ đầy đủ các tính năng build, debug,…
Ngoài ra thì còn rất nhiều ưu điểm các của C#, ở đây mình chỉ nêu những ưu điểm chính, nổi bật thôi nha.
Nhược điểm của C#
-
Nhược điểm lớn nhất của C# là chỉ chạy trên nền Windows và có cài .NET Framework. Hiện nay thì bạn có thể sử dụng C# trên nhiều nền tảng khác nhau thông qua mono, nhưng mono cần nhiều thời gian hơn để cải thiện.
-
Thao tác đối với phần cứng yếu hơn so với ngôn ngữ khác. Hầu hết phải dựa vào windows.
-
Vấn đề thư viện và chất lượng miễn phí hỗ trợ từ cộng đồng Microsoft chưa đa dạng.
-
Không thể khai báo được các chức năng đồng bộ hóa
-
Bạn có thể sẽ cần phải chi trả chi phí bản quyền nếu muốn sử dụng C# cho mục đích thương mại
2. Ưu nhược điểm của ngôn ngữ Java
Giới thiệu chung về ngôn ngữ Java
Java là một ngôn ngữ lập trình bậc cao, thuần hướng đối tượng, ban đầu được phát triển bởi Sun Microsystems và được phát hành vào năm 1995.
Ngôn ngữ lập trình JAVA
Java chạy trên nhiều nền tảng, chẳng hạn như Windows, Mac OS và các phiên bản khác nhau của UNIX.
Java được tạo ra với tiêu chí Write Once, Run Anywhere.
Do đó, chương trình viết bằng Java có thể chạy trên mọi nền tảng (platform) khác nhau thông qua một môi trường thực thi với điều kiện có môi trường thực thi thích hợp hỗ trợ nền tảng đó .
Khác với phần lớn ngôn ngữ lập trình thông thường, thay vì biên dịch mã nguồn thành mã máy hoặc thông dịch mã nguồn khi chạy, Java được thiết kế để biên dịch mã nguồn thành bytecode, bytecode sau đó sẽ được môi trường thực thi (runtime environment) chạy.
Sau khi Oracle mua lại công ty Sun Microsystems năm 2009 - 2010, Oracle đã mô tả họ là "người quản lý công nghệ Java với cam kết không ngừng để bồi dưỡng một cộng đồng tham gia và minh bạch". (Theo Wikipedia)
Tính đến năm 2019, 88% thị phần của tất cả các điện thoại thông minh chạy trên Android, hệ điều hành di động được viết bằng Java.
Một số đặc điểm nổi bật của Java như:
-
Hướng đối tượng
-
Nền tảng độc lập về cả phần cứng và hệ điều hành
-
Là ngôn ngữ thông dịch
-
Có cơ chế thu gom rác tự động
-
Mạnh mẽ, đa luồng
Ưu điểm của Java
-
Là ngôn ngữ thuần hướng đối tượng.
-
Java được biết đến là đơn giản, di động, an toàn, bảo mật và mạnh mẽ.
-
Java được sử dụng trên mọi thiết bị. Một lý do khiến mọi người yêu thích Java là Máy ảo Java, đảm bảo cùng một mã Java có thể chạy trên các hệ điều hành và nền tảng khác nhau. Với Java viết một lần chạy mọi nơi.
-
Là ngôn ngữ có mã nguồn mở mạnh mẽ và phát triển nhanh chóng.
-
Hệ thống API phong phú và đa dạng
-
Java dễ thực thi, sử dụng, dễ tiếp cận.
-
Được hỗ trợ IDE miễn phí.
-
Java có thể được sử dụng cho nhiều thứ, bao gồm phát triển phần mềm, ứng dụng di động và phát triển hệ thống lớn.
-
Java hỗ trợ lập trình đa tiến trình (multithread) để thực thi các công việc đồng thời. Đồng thời cũng cung cấp giải pháp đồng bộ giữa các tiến trình (giải pháp sử dụng priority…).
Nhược điểm của Java
-
Trình biên dịch Java chưa được tối ưu hóa tốt so với C ++.
-
Không có sự tách biệt đặc điểm kỹ thuật khi triển khai.
-
Quản lý bộ nhớ, với Java, là khá tốn kém.
-
Máy ảo Java có thể chiếm nhiều bộ nhớ
-
Thư viện của java khá nặng
3. Sinh viên nên học Java hay C# thì sẽ tốt hơn?
Tính đến tháng 5 năm 2020, theo chỉ số xếp hạng Tiobe Index về các ngôn ngữ lập trình phổ biến, được sử dụng nhiều nhất trên thế giới thì Java là ngôn ngữ đứng thứ 2 (sau ngôn ngữ C) và C# là ngôn ngữ đứng thứ 5.
Có thể nói đây là các vị trí rất cao (cũng thuộc top 5). Vì vậy trong hai ngôn ngữ này thì học ngôn ngữ nào cũng rất tốt.
Do chúng có điểm chung là hướng đối tượng nên khi bạn học tốt Java (hoặc C#) thì tiếp cận ngôn ngữ còn lại cũng sẽ dễ dàng và nhanh chóng thôi.
Hơn nữa, tại các trường đại học thì C# hay Java cũng đều là ngôn ngữ được giảng dạy trong chương trình chính.
Vì thế nếu chọn đi chuyên sâu vào một thứ thì hoàn toàn ổn vì bạn bắt buộc phải học nền tảng ở trường rồi.
Mặc dù C# hơi bị bó hẹp bởi vì C# không phải là ngôn ngữ nguồn mở giống như Java. Nó hơi bị lệ thuộc vào Microsoft.
Tuy nhiên, Microsoft lại là gã khổng lồ công nghệ hàng đầu thế giới, các lĩnh vực của Microsoft trải dài nên công việc cần đến ngôn ngữ C# cũng không hề ít.
Còn Java thì khỏi nói rồi, cực kỳ phổ biến và nhiều công việc bạn có thể ứng tuyển nếu học tốt ngôn ngữ Java.
Chỉ có một điều là ngôn ngữ Java có hơi chút khó hơn so với C# (Theo đánh giá của mình là như vậy)
> Nhưng nếu bạn quyết tâm theo Java thì có thể tham khảo KHÓA HỌC JAVA (được chuyên gia doanh nghiệp trực tiếp giảng dạy) tại NIIT ICT Hà Nội.
Tất cả khó khăn đề sẽ được xóa bỏ, chỉ cần bạn muốn.
Do đó. Nếu bạn đang là sinh viên thì hãy cứ thoải mái lựa chọn bất kỳ ngôn ngữ nào mà bạn cảm thấy thích.
Lưu ý!
Dĩ nhiên, nếu bạn thích lập trình ứng dụng di động Android thì Java có lẽ là lựa chọn sáng suốt hơn.
Cuối cùng, việc lựa chọn ngôn ngữ nào phụ thuộc vào sở thích của bạn. Bởi vì Java hay C# thì mỗi ngôn ngữ đều có cái hay, ưu điểm, nhược điểm riêng của nó.
Theo bản thân mình thì mình khuyên các sinh viên nên học tốt cả hai ngôn ngữ này ở phần ngôn ngữ cơ bản.
Sau đó thì chọn chuyên sâu một ngôn ngữ để có thể làm việc ngay.
Khi đi làm thực tế, nếu công ty có nhu cầu làm về dự án C# hay Java thì vẫn có thể dễ dàng training on job trong vòng vài tuần để anh em có thể tham gia.
> Chắc chắn bạn cũng quan tâm về vấn đề hiệu năng khi lựa chọn một trong hai ngôn ngữ này đúng không? Nếu đúng thì đọc ngay bài viết So sánh hiệu năng C# và Java này để biết thêm chi tiết.
Cơ hội sẽ rộng mở hơn cho bạn, làm được nhiều thứ hơn đồng nghĩa với thu nhập cao hơn, đó là điều chắc chắn.
Còn cao bao nhiêu thì tùy năng lực mỗi người, tham khảo ngay Lương Lập trình viên Việt Nam để biết các mức lương trung bình theo các ngôn ngữ, vị trí, kinh nghiệm...
Kết luận
Qua bài viết trên mình đã cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về ưu nhược điểm của Java và C# để từ đó bạn có thể trả lời câu hỏi "Nên học Java hay C#?".
Ngoài ra, bạn có thể đọc bài viết sự khác nhau của Java và C#, để hiểu rõ hơn về hai ngôn ngữ này.
---
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI
Dạy học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học làm Lập trình viên. Hành động ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0914939543 - 0353655150
Email: hello@niithanoi.edu.vn
Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/
#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp #python #java #php