Chào bạn. Nếu bạn có dự định học Lập trình PHP trong năm tới thì hãy xem ngay lộ trình học lập trình PHP từ cơ bản đến nâng cao mà nhiều chuyên gia đã PHP đúc kết bên dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu một chút về ngôn ngữ lập trình PHP
PHP là ngôn ngữ kịch bản phổ biến nhất trên web. Nếu không có PHP thì Facebook, Yahoo, Google cũng sẽ không tồn tại. Lộ trình học PHP từ cơ bản đến nâng cao này hướng đến việc giúp bạn trở thành một chuyên gia PHP.
Nên biết kiến thức cơ bản nào trước khi bắt đầu học Lập trình PHP?
PHP thiết kế để cho mục đích tạo ra các website. Vì thế bạn học lập trình PHP cũng chủ yếu là với mục đích đó đúng chứ?
Nhưng một mình PHP thì không thể tạo ra một website hoàn chỉnh. Nếu bạn chỉ muốn học viết Back-end thì cũng vẫn phải học một vài thứ khác. Chỉ là ít hơn mà thôi.
Tốt nhất thì để bạn trở thành chuyên gia và thực sự hiểu mình đang làm gì thì bạn nên có kiến thức này trước khi bắt đầu học đến PHP.
2. Kiến thức cần phải có để bắt đầu học lập trình PHP
Ở đây mình sẽ giới thiệu các kiến thức cần học ở mức tối thiểu nhất về yêu cầu ban đầu. Còn muốn đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn thì bạn nên đầu tư thêm.
2.1. HTML: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản giúp cho bạn tạo khung xương của website
2.2. CSS: Giúp bạn trang trí website.
-
CSS
-
CSS3
-
Flexbox, Grid
-
Bootstrap
2.3. Javascript: Giúp cho website trở nên tương tác hơn.
-
Javasript cơ bản
-
ES6: Phiên bản giúp kiểm soát code Javascript dễ dàng hơn
-
jQuery: Một thư viện hiệu ứng của Javascript
> Xem ngay bộ 43 câu hỏi Javascript nâng cao nếu bạn đã có kiến thức JS cơ bản hoặc muốn kiểm tra kiến thức Javascript của mình.
Cho dù bạn có là Superman thì bạn cũng phải học những thứ này đầu tiên. Dĩ nhiên là nếu bạn muốn đi sâu về Front-end thì còn rất nhiều công nghệ nên học, thậm chí bạn có thể học cả đời cũng không hết.
Nhưng HTML, CSS, Javascript là bộ 3 siêu nhân không thể thiếu trong lập trình website rồi.
Vì thế sẽ dừng lại ở đây, bởi vì nếu bạn nắm vững bộ 3 này thì tất cả những công nghệ khác phát triển từ chúng bạn cũng sẽ nhanh chóng nắm bắt thôi.
Mình sẽ không mất nhiều thời gian trì hoãn thêm nữa.
Và đây,..
3. Mình sẽ đi ngay vào lộ trình học Lập trình PHP từ cơ bản đến nâng cao
Tất nhiên là mình sẽ không thể làm cho bạn hiểu cả một lộ trình trong một bài này được. Do đó, mình sẽ đưa ra keyword học lập trình PHP theo thứ tự từ cơ bản đến nâng cao.
Bạn chỉ cần theo lần keyword đó và tìm trong tài liệu online có sẵn mình giới thiệu sẵn bên dưới hoặc trên Internet và học theo là được.
> UPDATE: Mình vừa cho ra mắt Hướng dẫn HỌC PHP CƠ BẢN dành cho người mới bắt đầu khá là chi tiết. Học thử xem sao nha!
Ok, dưới đây là lộ trình của bạn:
3.1. Nguyên tắc cơ bản trong PHP
Bạn sẽ cần phải hiểu về:
-
Ngôn ngữ kịch bản là gì?
-
Ngôn ngữ kịch bản khác gì ngôn ngữ lập trình?
-
PHP có nghĩa là gì?
-
Cú pháp của PHP
-
Tại sao nên sử dụng PHP?
-
PHP được sử dụng để làm gì? Thị trường của PHP như thế nào?
-
PHP vs ASP.NET VS JSP VS CFML
-
PHP file Extensions
-
Viết chương trình Hello World bằng PHP
Có nhiều phần mềm có thể thay thế XAMPP và NetBeans. Tuy nhiên đây là 2 phần mềm miễn phí được cộng đồng lập trình viên PHP sử dụng nhiều nhất.
Bạn sẽ cần phải tìm hiểu về:
-
Cách tải xuống và cài đặt XAMPP
-
Cấu hình máy chủ web cơ bản
-
XAMPP Control Panel
-
Cấu hình XAMPP
-
IDE tốt nhất cho PHP là gì?
-
Cơ bản về Netbeans IDE
-
Tạo dự án PHP mới bằng Netbeans IDE
-
Chạy chương trình PHP đầu tiên của bạn
-
Các kiểu dữ liệu PHP
-
PHP Biến
-
Cách sử dụng biến
-
Đổi kiểu dữ liệu của biến
-
Hằng trong PHP
-
Toán tử số học
-
Toán tử gán gán
-
Toán tử so sánh
-
Toán tử logic
> Hướng dẫn sử dụng Toán tử trong PHP
-
PHP Comments
-
PHP Include & PHP Include_once
-
Example : Include / Include_once
-
PHP Require & PHP require_once
-
Example : Require
-
PHP include vs require
-
Numeric Arrays
-
PHP Associative Array
-
PHP Multi-dimensional arrays
-
PHP Array operators
OK, đây là những kiến thức cơ bản nhất của PHP mà bạn cần phải biết, nắm vững và vận dụng linh hoạt.
Tiếp theo chúng ta sẽ đi qua phần..
3.2. Lập trình PHP nâng cao.. một chút
Ở phần trên bạn đã hiểu về các nguyên tắc cơ bản rồi. Ở phần này mình sẽ giới thiệu lộ trình học sẽ nâng cao một chút để bạn dần dần hiểu hơn về cách làm việc của PHP.
-
For
-
ForEach
-
While
-
Do While
Lưu ý: Khi bạn học thì bạn hãy nhớ là thực hành đi thực hành lại các ví dụ để việc viết code PHP trở thành thói quen. Việc này tốt hơn là bạn chỉ đọc qua và đi tiếp các nội dung tiếp theo.
-
Cách tạo chuỗi
-
Tạo chuỗi bằng dấu nháy kép " ", nháy đơn ' '
-
String Function: substr, strlen, strtolower, explode, strpos, str_replace
Bạn sẽ cần phải hiểu về:
-
Tại sao cần sử dụng hàm?
-
Built in Functions
-
String Functions
-
Numeric Functions
-
Date Functions
-
Tạo sao nên sử dụng Hàm tự định nghĩa?
Form là một cách để thu thập dữ liệu của người dùng nhập vào. Đây là một chức năng cực kỳ quan trọng để tương tác với người dùng vì thế bạn cần hiểu kỹ:
-
Tại sao và khi nào chúng ta sử dụng Form?
-
Tạo Form
-
Phương thức POST (POST Method)
-
Phương thức GET (GET Method)
-
Sự khác nhau của phương thức GET so với POST
-
Xử lý dữ liệu biểu mẫu đăng ký
-
Thực hành nhiều ví dụ
Session và Cookies là một cách để lưu trữ thông tin nào đó của người dùng để giúp cho tối ưu các công việc khác như đăng nhập, quảng cáo...
Để nắm vững Session và Cookies trong PHP thì bạn cần phải hiểu rõ:
-
Tại sao và khi nào nên sử dụng Cookies?
-
Tạo Cookies
-
Lấy giá trị Cookie Xóa Cookies
-
Session (phiên) là gì?
-
Tại sao và khi nào nên sử dụng Session?
-
Tạo một phiên
-
Phá hủy các biến Session
Một tập tin chỉ đơn giản là một tài nguyên để lưu trữ thông tin trên máy tính.
Tập tin thường được sử dụng để lưu trữ thông tin như:
-
Cài đặt cấu hình của chương trình
-
Dữ liệu đơn giản như
-
Tên liên hệ với số điện thoại
-
Hình ảnh, hình ảnh, hình ảnh, vv
Và để xử lý cái đống của nợ này ("Đùa vui chút") thì bạn phải học về:
-
Các định dạng file được hỗ trợ
-
PHP File Functions
-
PHP File_exists Function
-
PHP Fopen Function
-
PHP Fwrite Function
-
PHP Fclose Function
-
PHP Fgets Function
-
PHP Copy Function
-
Deleting a file
-
PHP File_get_contents Function
Lỗi xảy ra trong khi lập trình là không thể tránh khỏi. Chính vì thế bạn sẽ cần học cách xử lý lỗi và ngoại lệ để chương trình PHP của bạn hoạt động như mong muốn.
-
Tại sao phải xử lý lỗi và ngoại lệ?
-
PHP Error handling
-
Error handling examples
-
Difference between Errors and Exception
-
Multiple Exceptions
-
Testing the code
Thiên hạ vẫn thường nói đến sự bá đạo của biểu thức chính qui: Tiết kiệm thời gian, tăng tốc độ xử lý, chuẩn không cần chỉnh. Vậy thì chẳng có lý do gì mà chúng ta lại bỏ qua không học nó cả.
Bạn sẽ cần phải học những điều này để nâng Level của mình khác biệt so với các đồng nghiệp khác. Dĩ nhiên mức lương cũng sẽ khác.
-
Các biểu thức chính qui trong PHP
-
Preg_match
-
Preg_split
-
Preg numplace
-
Meta character
-
Giải nghĩa các pattern
Đến đây thì mình nghĩ là bạn đá khá Pro rồi đấy. Tuy nhiên vẫn còn thiếu thiếu một chút. Vì vậy chúng ta sẽ sang tiếp phần tiếp theo đó là:
3.3 PHP nâng cao
Để gửi Email bằng PHP chúng ta sẽ sử dụng hàm được dựng sẵn trong PHP là email()
Hàm email() sẽ có những tham số sau:
-
Email address
-
Subject
-
Message
-
CC or BC email addresses
Bạn sẽ cần phải tìm hiểu về:
-
Tại sao / Khi nào nên sử dụng PHP mail
-
Giao thức truyền đơn giản
-
Cách làm sạch đầu vào của người dùng Email
-
Bảo mật Email
3.3.2. Cách truy cập và sử dụng cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu là cái quan trọng nhất để code php có giá trị. Chứ code PHP xong mà không có CSDL để dùng thì mọi thứ cũng vứt đi.
Chính vì thế bạn sẽ cần phải học cách truy cập cơ sở dữ liệu với các keyword dưới đây:
-
mysqli_connect function
-
mysqli_select_db function
-
mysqli_query function
-
mysqli_num_rows function
-
mysqli_fetch_array function
-
mysqli_close function
-
PHP Data Access Object PDO
Nhớ học cả MySQL nữa nhé. Đây là ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu dành cho ngôn ngữ PHP đấy.
3.3.3. Lập trình hướng đối tượng trong PHP
Lập trình hướng đối tượng là một phần rất quan trọng. Chính vì thế mình sẽ có một bài cập nhật chi tiết hơn.
3.3.4. Thao tác với ngày và giờ trong PHP
Trong PHP chúng ta có hàm Date và Time được dựng sẵn giúp đơn giản hóa việc làm việc với các kiểu dữ liệu ngày.
Hàm Date của PHP được sử dụng để định dạng ngày hoặc giờ thành định dạng có thể đọc được. Nó có thể được sử dụng để hiển thị ngày của tin bài đã được xuất bản.
Hoặc ghi lại dữ liệu được cập nhật mới nhất trong cơ sở dữ liệu.
Bạn cần phải học những thứ sau:
-
Cú pháp ngày trong PHP
-
TimeStamp là gì?
-
Lấy danh sách các mã định danh múi giờ khả dụng
-
PHP đặt Múi giờ lập trình
-
Hàm PHP Date
-
Tham số thời gian
-
Tham số ngày
-
Tham số tháng
-
Tham số năm
3.3.5. Các hàm bảo mật trong PHP
Về cơ bản thì để trang web hoạt động tốt cần tránh những thành phần xấu lợi dụng hoặc một nguyên nhân vô tình nào đó. Chính vì thế PHP cung cấp cho chúng ta các cách bảo mật cơ bản.
-
strip_tags
-
filter_var
-
Md5 and sha1
3.3.6. Học cách sử dụng XML, DOM, Parsers trong PHP
-
DOM là gì?
-
XML Parsers
-
Tại sao nên sử dụng XML?
-
Ví dụ về tài liệu XML
-
Cách đọc XML bằng PHP
-
Cách tạo tài liệu XML bằng PHP
Sau khi học xong phần này thì về cơ bản bạn đã có đủ kiến thức để tạo cho mình một website hoàn chỉnh bằng PHP rồi đấy.
À quên,...
Bạn nên tìm hiểu thêm AJAX.
Ok, bây giờ thì tạo một website nho nhỏ cho mình thôi nào.
Học những nội dung này là đã đủ chuyên môn làm việc trong công ty làm web?
Thực tế cho thấy, các công ty làm web trung bình hoặc nhỏ thì sẽ nhận những website nhỏ không có yêu cầu quá cao và dĩ nhiên là giá tiền thấp.
Chính vì thế họ sẽ phải gia tăng số lượng để đạt lợi nhuận tốt.
Và lúc này, các công nghệ tiên tiến về tăng năng suất làm việc được họ ưu tiên.
Dĩ nhiên là kể cả một công ty lớn cũng sẽ yêu cầu bạn hiểu biết về các công nghệ này. Nhưng các công ty nhỏ lại càng yêu cầu nhiều hơn.
=>> Lúc này bạn cần học thêm Framework của PHP như: Laravel, Codeigniter, ...
Vậy đâu là...
Nguồn tài nguyên, tài liệu tốt nhất để học Lập trình PHP từ cơ bản đến nâng cao?
1. Học PHP trên W3C huyền thoại
Đây là trang web của tổ chức W3C. Tổ chức đưa ra các chuẩn về web. Chắc chắn bạn theo học ở đây sẽ rất chuẩn.
Học lập trình PHP từ cơ bản đến nâng cao tại W3C
2. Học PHP trên TutorialsPoint
Một trang web nữa rất nổi tiếng về các hướng dẫn học lập trình theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao, thậm chí tất tần tật về web PHP.
Học lập trình PHP từ cơ bản đến nâng cao tại Tutorialspoint
Bạn có thể truy cập tại đây
3. Học PHP qua Video trên Killerphp.com
Học lập trình PHP từ cơ bản đến nâng cao tại KillerPHP
Bạn có thể truy cập tại đây
4. Học PHP trên PHP The Right Way
Học lập trình PHP từ cơ bản đến nâng cao tại PHP The Right Way
Bạn có thể truy cập tại đây
5. Học PHP qua Youtube
Học lập trình PHP từ cơ bản đến nâng cao qua Youtube
Bạn có thể truy cập chanel tại đây
6. Học PHP tại NIIT - ICT Hà Nội
Học lập trình Web PHP tại NIIT - ICT Hà Nội
Tại NIIT - ICT Hà Nội. Chương trình đào tạo Lập trình PHP được phối hợp với Doanh nghiệp tuyển dụng để xây dựng. Đầy đủ nội dung kiến thức cho bạn có thể bắt đầu ở vị trí Lập trình viên PHP tại bất kỳ công ty lập trình web nào.
> Hãy xem ngay chương trình Lập trình PHP nếu bạn muốn học PHP thật bài bản và làm được việc.
Tổng kết
Lộ trình học PHP ở trên mình đưa ra là rất chi tiết từ cơ bản đến nâng cao. Nhưng nâng cao không có nghĩa là đã đầy đủ hết.
"BIỂN HỌC VÔ BIÊN, QUAY ĐẦU LÀ DẠI"
Công nghệ mới thì xuất xưởng hàng ngày, các thay đổi chỉ tính bằng giờ. Bạn còn có quá nhiều thứ phải học và tích lũy kinh nghiệm nếu muốn trở thành chuyên gia về PHP.
Nhưng để làm được việc thì không phải là khó.
Vì thế, Nếu đã muốn thì hãy bắt đầu ngay hôm nay!!!
> Đây là lộ trình học lập trình PHP cụ thể. Còn chung về Web thì mời bạn đọc: Lộ trình học Lập trình Web cho người mới học năm 2020.
---
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI
Học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học thực tế + Tuyển dụng ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0383.180086
Email: hello@niithanoi.edu.vn
Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/
#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp